Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) được phát hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đến nay, đã có hơn 100.000 người ở 82 quốc gia trên thế giới nhiễm bệnh.
Tại Việt Nam, tính đến tối ngày 8/3 đã ghi nhận 30 ca nhiễm Covid-19. Việc người dân nâng cao ý thức tự giác trong công tác phòng dịch là vô cùng cần thiết. Theo đó khi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì cần làm gì và đi khám tại đâu, đi khám như thế nào thì nhiều người đang chưa hiểu rõ.
*Cập nhập nhanh tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam tại đây!
1. Đối tượng nào cần phải đi xét nghiệm chẩn đoán Covid-19?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đối tượng cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 là người có triệu chứng ho, sốt, khó thở. Cần phải thông báo với cán bộ y tế nếu bạn trở về từ vùng dịch (nơi đã báo cáo có các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới) hoặc khi bạn có tiếp xúc gần với những bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm.
Ngoài ra, theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết: 'Trước khi đi khám, người dân nên gọi đến đường dây nóng để được tư vấn chi tiết cách xử trí, đi lại, phòng hộ (cần dùng khẩu trang y tế trong suốt quá trình di chuyển) và thực hiện việc thăm khám tại các khu cách ly riêng của bệnh viện đó'.
Điều này sẽ giảm tải hậu quả của việc bệnh nhân khám sai quy trình, làm không đúng khuyến cáo của ngành y tế.
Đường dây nóng tư vấn, tiếp nhận người nghi ngờ, nhiễm Covid-19 tại Hà Nội
Trước đó, Bộ Y tế cũng từng công bố địa chỉ và đường dây nóng của 21 bệnh viện trọng điểm tiếp người bệnh nghi ngờ nhiễm Covid-19.
2. Khi nghi ngờ nhiễm Covid-19 bạn cần đi khám ở đâu?
Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội có 5 bệnh viện đủ khả năng tiếp nhận và điều trị cho các ca nhiễm Covid-19, bao gồm: Bệnh viện SaintPaul, bệnh viện Đống Đa, bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Đức Giang, bệnh viện Hà Đông. Ngoài ra, người dân có thể đến khám tại các bệnh viện trung ương nằm trên địa bàn Hà Nội.
Cũng theo ông ông Khổng Minh Tuấn, thời điểm này người dân không nên đến khám Covid-19 tại các cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế hoặc cơ sở y tế địa phương tuyến quận, huyện khác bởi như vậy sẽ phải có thêm một bước chuyển tới các bệnh viện nói trên hoặc tới BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đồng thời dễ gây hệ luỵ lây nhiễm bệnh trong quá trình thăm khám và chuyển tuyến bệnh nhân.
5 bệnh viện đủ khả năng tiếp nhận và điều trị cho các ca nhiễm Covid-19
3. Các bệnh viện cần phải thực hiện nguyên tắc gì khi tiếp nhận bệnh nhân đến khám?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa nhiễm - Nội thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM) khuyến cáo một nguyên tắc quan trọng mà tất cả bệnh viện cần thực hiện trong giai đoạn này đó là: Hình thành phản xạ hỏi về dịch tễ và phát hiện chùm ca bệnh ở người bệnh.
Các bác sĩ cần hỏi xem tại khu vực bệnh nhân sống có chùm ca bệnh hay không. Thậm chí, trước khi nhập viện hay trước khi cho bệnh nhân vào nằm ở khoa chăm sóc đặc biệt, bác sĩ đều cần hỏi lại bệnh nhân thông tin dịch tễ và chùm ca bệnh một lần nữa để chắc chắn. Nếu bệnh nhân trả lời có đặc điểm chùm ca bệnh và có một số triệu chứng bất thường, bệnh viện nên lập tức đưa người này vào khu cách ly riêng, sau đó mời các chuyên gia đến làm xét nghiệm.
Ngoài ra, bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo người dân trong giai đoạn này cần để ý xem trong cơ quan, trong gia đình của mình có nhiều người có cùng triệu chứng bệnh đường hô hấp giống nhau hay không. Nếu có thì đó chính là chùm ca bệnh. Mọi người cần phải đi tới ngay cơ sở y tế để xác định xem mình có là nguồn lây hay không.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!