Bác sĩ Đinh đưa ra một trường hợp bệnh: Ông Trần sống ở Hán Khẩu, đột nhiên cảm thấy phần cổ và vai bị đau, do đó ông đã đến trung tâm massage, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Sau đó, ông Trần đến bệnh viện kiểm tra, lúc này mới biết bản thân bị ung thư phổi di căn đến xương gây nên.
Do đó, khi cơ thể có triệu chứng đau, vạn lần không được coi thường, đau không được cố chịu đựng, nhất định phải đến bệnh viện kiểm tra.
Bác sĩ Đinh nhấn mạnh: Phần vai có bị đau, đừng coi nhẹ bởi có rất nhiều bệnh có biểu hiện của đau vai, tiêu biểu là 3 bệnh dưới đây. Nếu xác định được nguyên nhân chính xác, có thể được điều trị đúng cách và không làm trì hoãn bệnh.
Viêm túi mật
Các dây thần kinh cảm giác ở túi mật và vai phải có các phần chồng chéo. Do đó, viêm túi mật có thể gây đau ở vai phải và dưới bả vai phải.
Nếu ngoài đau vai, còn có các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, trào ngược axit, đầy hơi, buồn nôn và các triệu chứng khó tiêu khác, đừng quên đến bệnh viện để kiểm tra túi mật.
Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
Khi đau do thiếu máu cơ tim không đơn giản chỉ ở vùng trước, mà còn ở vai trái và các bộ phận khác. Đau thắt ngực thường được gây ra bởi sự mệt mỏi hoặc hưng phấn, và cơn đau có thể được giảm bớt sau khi nghỉ ngơi.
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra trong giấc ngủ hoặc điều kiện yên tĩnh, thường đi kèm với nước da nhợt nhạt, đổ mồ hôi và khó thở, suy tim và các biểu hiện nghiêm trọng khác. Những người có tiền sử bệnh tim mạch vành nên đặc biệt cẩn thận.
Lao khớp vai
Lao khớp vai và viêm quanh khớp vai có dấu hiệu đau vai và chức năng hạn chế, nhưng lao khớp vai khởi phát chậm, thường bị sốt nhẹ vào buổi chiều, đổ mồ hôi đêm, toàn thân mệt mỏi, da nhợt nhạt, má đỏ và các triệu chứng toàn thân khác. Chụp X-quang có thể giúp chẩn đoán bệnh chính xác.
10 dấu hiệu sớm của bệnh ung thư
1. Tiểu ra máu: Tiểu ra máu nhưng không đau có thể là ung thư thận.
2. Sút cân không rõ nguyên do: Không có chế độ ăn kiêng hay tập thể dục nhiều nhưng giảm cân không thể giải thích được. Nếu bạn giảm hơn 4,5 kg trong một tháng, bạn nên đi khám bác sĩ.
3. Xuất hiện khối u: Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, như vú, cổ và bụng, phát sinh khối u không rõ nguyên nhân và khối cục này không ngừng phát triển, có thể là ung thư vú, ung thư da, ung thư hạch ác tính…
4. Chảy máu bất thường: Nếu kinh nguyệt bình thường rất đều đặn, đột nhiên chảy máu mà chưa đến kỳ kinh nguyệt, nhất định phải đi kiểm tra. Phụ nữ trung niên và cao tuổi bị chảy máu âm đạo bất thường, có thể là ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.
5. Khó nuốt: Khó nuốt, khàn giọng kéo dài, có thể là ung thư thực quản hoặc thanh quản.
6. Ù tai và nghẹt mũi: Ù tai, giảm thính lực, nghẹt mũi, đau đầu, có thể là ung thư vòm họng.
7. Khó tiêu: Tiêu hóa bất thường kéo dài, khó chịu ở bụng trên, máu trong phân, có thể là ung thư dạ dày. Đi đại tiện ra máu hoặc nhu động ruột bất thường có thể là ung thư đại trực tràng.
8. Đầy hơi: Phụ nữ bị chướng bụng là phổ biến, nhưng nó có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng. Ngoài ra còn có những cơn đau ở bụng dưới hoặc xương chậu, và khi bạn ăn một cái gì đó, bạn sẽ thường xuyên đi tiểu và đi rất khẩn cấp.
9. Ho: Ho khan hoặc ho ra máu không được chữa lành trong một thời gian dài có thể là ung thư phổi.
10. Vết thương lâu lành: Một vết thương hở không lành lại cũng có thể là dấu hiệu của ung thư da.
Khám thực thể chống ung thư, phát hiện sớm, điều trị sớm
Tiến hành kiểm tra phòng chống ung thư cũng có thể tiết lộ một số vấn đề ban đầu. Nhóm những người có nguy cơ cao bị ung thư phổi cần kiểm tra CT ngực, nhóm người có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày lớn nên đi nội soi dạ dày.
Bệnh nhân bị táo bón lâu năm hoặc polyp ruột nên được nội soi đại tràng thường xuyên. Hầu hết các tổn thương tiền ung thư phải được phát hiện bằng cách kiểm tra.
Những thực phẩm chống ung thư siêu hiệu quả
Ngô: Ngô không chỉ có thể ngăn ngừa huyết áp cao, xơ cứng động mạch, sỏi tiết niệu, còn có tác dụng chống ung thư. Theo ngành y khoa Mỹ, ngô chứa rất nhiều axit amin, có tác dụng đáng kể trong việc ức chế tế bào ung thư.
Mận chua:Bạn nên ăn mận chua thường xuyên, bởi mận chua có thể tăng cường khả năng thực bào của các tế bào bạch cầu, cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung.
Táo:Ăn một quả táo mỗi ngày, hàm lượng vitamin C có trong táo có thể cản trở sự hình thành nitrosamine chất gây ung thư, phá hủy hoạt động của một số enzyme do tế bào ung thư sản xuất và thậm chí chuyển đổi các tế bào ung thư hình thành thành tế bào bình thường.
Hành tây: Một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu được công bố cho thấy tiêu thụ thường xuyên các loại gia vị thuộc họ allium như hẹ, tỏi, hành tây có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Các nghiên cứu tương tự cho thấy tỷ lệ ung thư dạ dày và ung thư vú cũng có thể được giảm bằng cách ăn củ hành tây.
Các loại đậu: Một số cây họ đậu đặc biệt là đậu pinto và đậu đỏ giàu chất chống oxy hóa và cần được đưa vào chế độ ăn uống chống ung thư của bạn. Ngoài ra đậu chứa chất xơ, và một chế độ ăn uống nhiều chất xơ cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Cà chua:Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn cà chua có thể giúp phòng chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Các quả cầu màu đỏ giúp bảo vệ các DNA trong các tế bào của bạn khỏi bị hư hại có thể dẫn đến ung thư. Cà chua chứa một nồng độ cao của chất chống oxy hóa hiệu quả gọi là lycopene.
(Nguồn: Aboluowang)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!