Cẩn thận với bệnh sởi và Rubella ở trẻ trong mùa đông - xuân

Làm mẹ - 11/24/2024

Mùa đông – xuân là thời điểm bệnh dịch truyền nhiễm bùng phát một cách khó kiểm soát. Trong đó, sởi và Rubella (còn gọi là sởi Đức) là hai loại bệnh mà bố mẹ cần hết sức lưu ý để phòng tránh cho con.

Sởi và Rubella (còn gọi là sởi Đức) là hai bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra do virus. Bệnh lây truyền qua dường hô hấp và dễ lây lan thành dịch bệnh, đặc biệt là ở các bé chưa được tiêm phòng đầy đủ. Nếu bị nặng, bệnh có thể dẫn đến biến chứng như viêmtai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não… rất dễ dẫn tới tử vong.

Cẩn thận với bệnh sởi và Rubella ở trẻ trong mùa đông - xuân

Sởi và Rubella là hai loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho các bé. (Ảnh minh họa)

Theo dự đoán từ các chuyên gia, dịch sởi có chu kỳ tăng 4 – 5 năm một lần và 2018 được dự báo là năm được dự báo dịch bệnh này sẽ bùng phát mạnh trở lại. Vì thế, việc đầu tiên bố mẹ nên làm là cho con tiêm phòng đầy đủ, lưu ý đến sức khỏe của con và có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Sởi và Rubella có những dấu hiệu ban đầu rất giống với các bệnh dịch truyền nhiễm do virus khác như tay chân miệng và sốt xuất huyết, đặc biệt là ở 2 ngày đầu tiên, khi trẻ thường có biểu hiện sốt 38 – 39 độ C và sốt liên tục.

Với bệnh sởi, ngoài việc nóng sốt trẻ còn có những biểu hiện khác như:

Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, viêm kết mạc, có rỉ mắt, phù nhẹ mí mắt và ho khan hoặc ho có đờm, tiêu chảy. Quan sát kỹ niêm mạc má của bé, nếu thấy có những chấm nhỏ khoảng 1 mm nổi lên, có màu đỏ, sưng huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất thì khả năng bé bị sởi là rất cao. Dấu hiệu này thường biến mất trong vòng 12 – 18 giờ đồng hồ sau khi xuất hiện.

Dấu hiệu nhận biết tiếp theo của sởi là phát ban. Sau 3 – 4 ngày kể từ khi bắt đầu sốt, trẻ bắt đầu mọc các nốt ban ở khu vực sau tai, lan dần lên hai má, cổ, ngực, tay, lưng, chân và lan khắp toàn thân. Các nốt ban có màu hồng nhạt, nhẵn, ấn tay vào thì nốt ban biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau. Với tình trạng nhẹ, ban mọc rải rác, nặng hơn thì dày che kín da, gan bàn tay, chân và khi biến mất, để lại vết thâm trên cơ thể.

Bên cạnh các dấu hiệu kể trên, trẻ thường kém ăn, mệt mỏi hơn. 3 – 4 ngày sau khi phát ban, các nốt ban sẽ bay dần theo thứ tự xuất hiện, khoảng một tuần sau đó thì biến mất hoàn toàn, trẻ bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.

Với Rubella, bệnh có biểu hiện lâm sàng nhẹ. Ngoài sốt nhẹ, phát ban thì trẻ thường có dấu hiệu viêm họng, viêm long nhẹ đường hô hấp, nổi hạch vùng chẩm, sau tai và cổ. Tuy nhiên, với bệnh này, có tới 50% trường hợp có biểu hiện không điển hình, khiến cho người bệnh rất dễ bị lầm tưởng sang các loại bệnh khác như sởi, chân tay miệng hay sốt xuất huyết.

Cách phòng tránh

Sởi và Rubella vốn là các loại bệnh chưa có thuốc đặc trị, vì thế ưu tiên hàng đầu của bố mẹ chính là giúp con phòng tránh tốt bằng các cách như sau:

Tiêm phòng sởi, vắc-xỉn Rubella cho con đầy đủ.

Đeo khẩu trang cho con khi ra ngoài, tránh cho con tiếp xúc với người lạ hay lại gần các khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh dịch cao như bệnh viện, trường học hay khu công cộng đang dịch bùng phát.

Giữ vệ sinh môi trường sống cũng như đảm bảo vệ sinh cá nhân cho các bé, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tẩy trùng các dụng cụ chuẩn bị đồ ăn hay đồ chơi của trẻ trước và sau khi cho bé ăn, chơi.

Cẩn thận với bệnh sởi và Rubella ở trẻ trong mùa đông - xuân

Tiêm phòng Vacxin là phương pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh Sởi và Rubella. (Ảnh minh họa)

Cần làm gì khi con mắc bệnh?

Ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu kể trên, bố mẹ cần đưa con tới Trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và xác định nguyên nhân chắc chắn và được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cách ly trẻ, tránh gió, tránh lạnh, để trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối. Đồng thời, giảm sốt cho con bằng các cách truyền thống như đắp khăn mát hay lau người bằng nước ấm. Ngoài ra, các bố mẹ cũng có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt Paracetamol công dụng nhanh mà lành tính.

Bổ sung chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho con, tăng lượng nước uống giàu vitamin, tăng cường thực phẩm, rau củ quả chứa nhiều vitamin A. Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Hạn chế để trẻ ra gió hay động nước nhưng vẫn cần đảm bảo vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ để tránh bị virus hay các loại vi khuẩn gây hại khiến cho bệnh nặng hơn.

Bệnh thường thuyên giảm sau khoảng 2 tuần kể từ lúc phát bệnh, vì thế bố mẹ có thể chăm sóc con tại nhà, không cần phải đưa trẻ điều trị vượt tuyến nếu không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện, đồng thời tăng thêm khả nănglaay nhiễm chéo. Tuy vậy, cần phải theo dõi tình trạng của con chặt chẽ để đảm bảo bệnh không biến chứng nặng hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!