Cẩn thận với chứng rối loạn hơi thở của trẻ khi ngủ

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Với những trường hợp mắc chứng rối loạn hơi thở của trẻ, những trẻ này thường có nhiều nguy cơ mắc các hành vi hiếu động một cách thái quá, trẻ hung hăng và gặp nhiều khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc của bản thân trẻ. Vậy chứng rối loạn hơi thở của trẻ là gì?

Với những trường hợp mắc chứng rối loạn hơi thở của trẻ, những trẻ này thường có nhiều nguy cơ mắc các hành vi hiếu động một cách thái quá, trẻ hung hăng và gặp nhiều khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc của bản thân trẻ. Vậy chứng rối loạn hơi thở của trẻ là gì?

Khi mắc chứng rối loạn hơi thở của trẻ trong khi ngủ, trẻ thường ngáy, khó thở và nhiều trường hợp trẻ không ngủ được, thường xuyên tỉnh giấc trong đêm. Vì thế, chất lượng giấc ngủ của trẻ không tốt, cơ thể của trẻ không được nghỉ ngơi và hồi phục để chuẩn bị cho những hoạt động vào ban ngày. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, trẻ sẽ bị rối loạn hành vi, chậm phát triển, trẻ bị rối loạn nhân cách và gặp nhiều vấn đề đối với sức khỏe của bản thân.

Chứng rối loạn hơi thở của trẻ khi ngủ là gì?

Chứng rối loạn hơi thở của trẻ khi ngủ là tình trạng cổ họng của trẻ hay đường hô hấp bị tắc nghẽn, khí oxi không thể đi qua phổi, trẻ sẽ bị thở nông hoặc tạm dừng thở. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng nó xảy ra phổ biến nhất là ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo hoặc cho tới trẻ đang học trung học.

Trong giai đoạn trẻ có những tăng trưởng mạnh về chiều cao cũng là lúc nhiều trẻ gặp chứng rối loạn hơi thở khi ngủ nhất. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn hơi thở của trẻkhi ngủ là bệnh về amidan hoặc sùi vòm họng. Đây cũng là nguyên nhân của bệnh béo phì.

Cẩn thận với chứng rối loạn hơi thở của trẻ khi ngủ

Chứng rối loạn hơi thở của trẻ phổ biến ở độ tuổi mẫu giáo cho tới trung học.

Những trẻ mắc rối loạn hơi thở có biểu hiện như thế nào?

Khi cha mẹ thấy trẻ có những biểu hiện sau thì rất có thể trường hợp rối loạn hơi thở của trẻ đã xảy ra: trẻ ngủ ngáy thường xuyên, trẻ bị khó thở khi ngủ, trẻ ngủ không ngon giấc, hay trở mình khi ngủ, trẻ thường đái dầm, trẻ phải thở bằng miệng và với nhiều trẻ, thời gian ngủ ban ngày của trẻ nhiều hơn hẳn thời gian ngủ buổi tối.

Khi mắc chứng bệnh này, trẻ sẽ luôn cảm thấy mệt vào buổi sáng, trẻ sẽ bị ngủ gật và ngủ ngày nhiều hơn hẳn giấc ngủ buổi tối, do đó trẻ sẽ chậm phát triển, huyết áp cao và các nơtron thần kinh cũng bị ảnh hưởng không ít.

Phải làm thế nào khi gặp chứng rối loạn hơi thở của trẻ?

Nếu không được điều trị một cách kịp thời, những vùng não đảm nhiệm các chức năng ghi nhớ, suy nghĩ phức tạp và học tập của trẻ sẽ bị tổn thương. IQ của những bé mắc chứng rối loạn hơi thở của trẻ cũng thấp hơn những bé không mắc bệnh.

Lúc này, bạn nên tìm nguyên nhân gây ra chứng bệnh này ở trẻ để điều trị một cách phù hợp nhất. Việc khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, làm thêm một số xét nghiệm khác như công thức máu, điện tâm đồ, điện não đồ khi trẻ ngủ,... là cần thiết.

Cẩn thận với chứng rối loạn hơi thở của trẻ khi ngủ

Đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám là việc cần thiết.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi mắc chứng rối loạn hơi thở khi ngủ có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mới. Phương pháp phẫu thuật cắt V.A, amidan hoặc trị liệu bằng cả hai. Kết quả trên những trẻ được phẫu thuật tốt hơn hẳn so với những trẻ chưa được điều trị hay tiến hành phương pháp phẫu thuật mới này. Những biến chứng sau phẫu thuật là không đáng kể và có thể chấp nhận được nếu chúng có xảy ra.

Cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến con mình khi trẻ có những dấu hiệu, biểu hiện của căn bệnh rối loạn hơi thở khi ngủ. Trẻ thường xuyên mệt mỏi, hay ngủ ngày, ngủ gật, ngủ đêm ít và có ngủ thì hay bị trằn trọc, trở mình,... Khi trẻ có tất cả các dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, tránh trường hợp bệnh nặng mà cha mẹ không phát hiện ra.

Lily & WeCare hy vọng rằng với những thông tin cung cấp trên đây, các cha mẹ đã có thêm hiểu biết về căn bệnh rối loạn hơi thở của trẻ khi ngủ. Từ đó có những quan sát sát sao hơn với sức khỏe của con cái mình trong mọi tình huống. Chúc các cha mẹ nuôi con khỏe mạnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!