Nước ép lựu có chứa chất chống oxy hóa nhiều hơn so với hầu hết các loại nước ép, và nó là sự lựa chọn hàng đầu khi tìm kiếm những thực phẩm tự nhiên tốt cho tim mạch. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ báo cáo rằng, chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương tế bào có thể dẫn đến bệnh tim, ung thư và nhiều bệnh khác. Khi sử dụng nước ép lựu, bạn cần lưu ý một số tác dụng phụ sau:
Huyết áp thấp
Nước ép lựu sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm nếu bạn uống chúng kết hợp với một số loại thuốc kê đơn, như thuốc hạ huyết áp. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Hoa Kỳ), nước ép lựu có thể làm giảm huyết áp. Nếu uống chúng cùng với các loại thuốc kê đơn khác hoặc thảo dược và chất bổ sung để làm hạ huyết áp, có thể dẫn đến huyết áp quá thấp, còn được gọi là tụt huyết áp.
Rối loạn chuyển hóa
Các loại nước ép như bưởi và lựu làm cản trở enzym trong cơ thể. Enzym này rất quan trọng trong việc chuyển hóa nhiều loại thuốc phổ biến, như thuốc giảm mỡ máu statin. Nếu đang sử dụng các loại thuốc thông thường, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nước ép lựu.
Các triệu chứng dị ứng
Một số người bị dị ứng với quả lựu. Trang web Wellness nói rằng, những người bị dị ứng thực vật thường có nguy cơ cao dị ứng với lựu. Người bị hen suyễn nên đặc biệt cẩn thận trước khi uống nước ép lựu. Các phản ứng có thể xuất hiện bao gồm buồn nôn, nôn, phát ban, mắt ngứa đỏ và khó thở.
Quá nhiều đường
Theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering tại New York (Hoa Kỳ), bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng khi uống nước ép lựu. Sloan-Kettering khuyên bệnh nhân tiểu đường đang trong quá trình điều trị cần phải cẩn thận với nước ép lựu trong khẩu phần ăn, vì hàm lượng đường trong loại nước ép này là rất cao.
>>> Xem thêm:
Lạm dụng nhân sâm, tâm thần phân liệt
Những bệnh tuyệt đối phải tránh xa rau muống
Thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc phải tránh
Ảnh minh họa: Internet
Mai Hồ (Livestrong)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!