Chán ăn sau sinh là tình trạng mà nhiều bà mẹ gặp phải sau khi sinh em bé. Điều này không chỉ gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ mà còn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng trong nguồn sữa mẹ khiến “con yêu” khó có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Vậy chứng chán ăn sau sinh ở phụ nữ do đâu và cần phải khắc phục như thế nào? Sau đây Lily & WeCare sẽ giới thiệu cùng bạn.
Các chuyên gia cho biết: Cảm giác chán ăn sau sinh phụ thuộc nhiều yếu tố và có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng chán ăn sau sinh, những nguyên nhân phải kể đến đó là:
+ Suy nhược cơ thể, suy nhược tinh thần: sau khi “vượt cạn” thành công thực sự là một kỳ tích đối với “các mẹ”. Lúc này, cơ thể người mẹ đã trải qua những biến động cả tâm lý lẫn sức lực dẫn đến suy nhược cơ thể, tinh thần kéo theo chứng chán ăn sau sinh.
+ Tâm lý sợ hãi cuộc đẻ: Sau cuộc đẻ, nhất là những chị em “đẻ khó” đã phải trải qua những khó khăn, đau đớn về thể xác dẫn đến sợ hãi, điều này tác động đến việc ăn uống sau khi sinh.
+ Mất máu nhiều sau sinh: Sau khi sinh, chị em thường bị mất máu khá nhiều, chính vì vậy sau sinh chị em cần phải được chăm sóc để bổ sung lượng máu đã mất.
+ Sinh con không theo ý muốn: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bà mẹ chán ăn sau sinh. Có thể vì một lý do nào đó, nhưng đây là nhóm nguyên nhân tác động lớn đến tâm lý bà mẹ.
Ngoài ra, nguyên nhân gây chán ăn sau sinh có thể bắt nguồn do sự lo lắng, căng thẳng trong các mối quan hệ gia đình, họ hàng; lo lắng về vấn đề về kinh tế. Ngoài ra còn có thể do tình trạng chị em kém hấp thu do bệnh lý về đường tiêu hóa.
Khi tình trạng chán ăn kéo dài có thể khiến bà mẹ suy nhược cơ thể, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể bị suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng đề kháng cơ thể dễ dẫn đến mắc bệnh; cùng với đó là tâm lý không ổn định có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.
Biện pháp khắc phục chứng chán ăn sau sinh như thế nào?
Cảnh giác với hiện tượng cao huyết áp sau sinh
Bạn đã biết bao giờ thì nên nịt bụng sau sinh mổ hay chưa?
Sau khi sinh nổi nhiều mụn trứng cá
Làm sao để mẹ biết mình có bị sót nhau thai sau sinh hay không?
Mẹo điều trị cảm lạnh ở sản phụ hiệu quả
Mẹ bầu cần khám sức khỏe tổng quát và tâm lý để có thể khắc phục được tình trạng này. Bên cạnh đó, sự cố gắng của bản thân, những nỗ lực từ phía người thân trong gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện về việc ăn uống của bạn.
- Phụ nữ sau sinh nên uống mỗi ngày hơn 2 lít nước. Cần cố gắng ăn những đồ ăn chứa chất dinh dưỡng, giàu DHA, ăn hoa quả và rau xanh. Những đồ ăn có nhiều chất vitamin A rất tốt cho mắt trẻ như rau, bông cải xanh, bồ ngót, đu đủ, cam, xoài...
- Mỗi ngày nên ăn loại thực phẩm khác nhau, thay đổi món mỗi ngày. Hạn chế nước ngọt có ga, cà phê,...
- Để kích thích hỗ trợ tiêu hoá, chị em nên kho thịt cá với nghệ tươi hoặc gừng.
- Chị em cần vận động và xoa bóp tay, chân vừa phải để giúp khí huyết lưu thông đồng thời giúp ăn ngủ tốt hơn.
- Thực hiện phơi nắng mỗi ngày 20-30 phút để dự phòng thiếu vitamin D, Vitamin D sẽ hấp thụ tốt canxi.
- Tiếp tục uống bổ sung sắt, các loại vitamin ít nhất 1 tháng sau sinh.
Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết mà Lily & WeCare cung cấp đã giúp chị em phụ nữ sau sinh có thể phục hồi ăn uống để cố sức khỏe cũng như nuôi dưỡng em bé phát triển toàn diện nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!