Người đưa Linh Linh vào bệnh viện chính là mẹ và ông nội của bé. Khi cả nhà hớt hải đưa cô bé vào phòng cấp cứu, bác sĩ đã bất ngờ với vết thương trên tay. Ông nội nói, thấy đầu ngón tay của cháu gái chảy máu, ông đã lấy đại một miếng vải quấn quanh đầu ngón tay để ngăn dòng máu đang chảy. Một vài tiếng sau, Linh Linh nói với ông rằng tay bé đâu, mở mảnh vải ông hoảng hốt khi ngón tay sưng phồng và bầm tím đến mức không thể nhận ra. Quá hoảng sợ, ông liền gọi điện cho người mẹ đưa Linh Linh vào bệnh viện cấp cứu.
Sau khi khám chi tiết, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân vì sao ngón tay Ling Ling chảy máu. Do vết xước măng rô ngay khóe ngón tay khiến cô bé khó chịu, bé đã tự ý kéo chúng ra để lại một vết thương nhỏ và chảy máu. Thấy thế, ông nội tiện tay lấy miếng vải gần đó băng lại để cầm máu. Nhưng do miếng vải chứa khá nhiều vi khuẩn nên vết thương của Ling Ling bị nhiễm trùng nặng, và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế này.
Ngón tay Ling Ling bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng chỉ vì vết xước măng rô (Ảnh: Toutiao)
Nhìn khuôn mặt vô tội đáng thương của Linh Linh, người lớn cũng không thể cầm lòng được khi thấy ngón tay bé nhỏ dường như không còn nguyên vẹn. Trước tình hình này, bác sĩ cũng muốn kiểm tra kĩ hơn trước khi đưa ra kết quả cuối cùng. Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng không mấy quan tâm đến mẩu da thừa này. Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhiễm khuẩn hoặc nặng hơn là hoại tử ngón tay xuất hiện từ việc tự ý kéo xước măng rô vô tội vạ.
Kéo xước măng rô vô tội vạ sẽ có ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe mà người lớn và trẻ em đều nên biết (Ảnh: Internet)
Hiện tại, nhiều phụ huynh vẫn không rõ lắm hiện tượng xước măng rô và cách xử lý ở trẻ:
- Xước măng rô ở trẻ là tình trạng vô cùng phổ biến, chủ yếu là do cơ thể bé thiếu vitamin C và acid folic. Do vậy, để khắc phục cần bổ sung các loại trái cây giàu giàu vitamin C như: bưởi, cam, quýt, dưa bở, rau cải bắp, súp lơ, ớt đỏ, khoai tây, dâu tây… và các thực phẩm giàu acid folic như: các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, nước cam ép, gan động vật (bò, gà, lợn), các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…).
Tuyệt đối không cho trẻ tự xé những sợi da bong ra (Ảnh: Internet)
- Cần cần lưu ý là khi trẻ bị xước măng rô phải chú ý vệ sinh tay bé thật sạch. Cụ thể ngâm tay bé vào nước ấm, đợi khoảng 5 phút sau dùng bấm móng tay hay kìm bấm da để cắt các vết xước, có thể sử dụng kem bôi dành cho trẻ nhỏ giúp cho mềm vết xước và mau lành. Không để trẻ tự xé những sợi da bong ra vì khi kéo ngược chiều, những sợi da chết này vẫn dính liền với lớp da khỏe mạnh nên sẽ khiến rách da, chảy máu, đau và nhiễm khuẩn như trường hợp bé gái trên.
Hãy cùng cẩn trọng bảo vệ sức khỏe của bé, mọi người nhé!
(Nguồn: Toutiao)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!