Cảnh báo cha mẹ từ trường hợp trẻ 1 tuổi phải nhập viện vì nuốt phải thứ mà gần như nhà nào cũng có

Làm mẹ - 11/24/2024

Trẻ em đối với bất cứ vật gì cũng đều rất tò mò và thường đưa chúng vào miệng do đó cha mẹ cần hết sức chú ý và cẩn thận

Bé 1 tuổi nhập viện do nuốt phải hạt hút ẩm

Bác sĩ Nhi khoa Ngô Xương Đằng của Bệnh viện tưởng niệm Trường Canh ở Lâm Khẩu (Trung Quốc) đã chia sẻ về một trường hợp mà bệnh viện đã tiếp nhận, đó là cậu bé 1 tuổi khi đang chơi không may nuốt phải hạt chống ẩm. Người mẹ vô cùng sợ hãi nên đã vội vàng đưa đứa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu, đồng thời mẹ cậu bé cũng yêu cầu bác sĩ nhanh chóng rửa ruột cho con mình.

Bác sĩ Ngô Xương Đằng sau khi nhận được gói hút ẩm còn sót lại từ tay người mẹ liền phán đoán chất hút ẩm này có thành phần là silica gel. Bác sĩ Ngô giải thích với mẹ cậu bé rằng Silicagel dạng hạt là vật liệu có tính năng hút ẩm, dễ dàng tìm thấy trong các gói, hộp đựng sản phẩm như thuốc, bánh kẹo, hàng điện tử…

Những loại hút ẩm thường gặp và cách phân biệt

Silicagel đã được chứng mình là vô hại trong khoa học, chính vì tính vô hại này mà nó được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống. Silicagel không có tác dụng phản ứng hóa học khi vào cơ thể, không bị hấp thụ qua đường tiêu hóa vì vậy sẽ không bị trúng độc.

Chúng có tính năng hút ẩm, nếu chẳng may lỡ nuốt phải một số lượng tương đối, bạn sẽ thấy có cảm giác khô miệng, đôi khi là thấy chóng mặt (chỉ một số rất ít người cơ thể bị dị ứng với thành phần của silicagel). Cách xử lý trong trường hợp này là hãy cho trẻ uống nhiều nước hơn và silicagel sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa.

Cảnh báo cha mẹ từ trường hợp trẻ 1 tuổi phải nhập viện vì nuốt phải thứ mà gần như nhà nào cũng có

Những gói hút ẩm đầy rẫy khắp mọi nơi như này lại chính là hiểm họa khôn lường cho trẻ (Ảnh minh họa).

Bác sĩ Ngô giới thiệu thêm về loại hút ẩm thứ 2 thường dùng nhất trên thị trường, đó là gói giấy chống thấm màu xanh trắng có chứa canxi oxit. Nếu nuốt phải thì triệu chứng ngộ độc là có cảm giác nóng rát ở miệng, môi, đầu lưỡi và ăn mòn thực quản. Tuy nhiên bác sĩ Ngô nhấn mạnh khi trẻ nuốt phải chất này không được ép trẻ nôn ra mà nên pha loãng, do đó sau khi trẻ nuốt phải thì nên cho trẻ uống nước hoặc sữa từ 120 – 240ml nhằm làm giảm nồng độ kiềm do phản ứng vôi bột gây ra. Sau đó kịp thời đưa đến bệnh viện, nếu người bệnh nuốt với số lượng lớn thì đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Để bảo vệ trẻ nhỏ, tại mỗi gia đình cha mẹ nên phân tích cho con nhận biết về hình thức bên ngoài cũng như tác hại của gói chống ẩm để các bé biết cách phân biệt, không nghịch, nuốt hay xé gói chống ẩm có trong các gói bánh, kẹo hoặc thực phẩm nói chung.

Đối với các trẻ nhỏ hơn, chúng ta cần kiểm tra kỹ các gói thực phẩm mua về, cẩn thận vứt bỏ các gói chống ẩm trước khi đưa cho trẻ gói bánh hoặc kẹo. Tuyệt đối không cho trẻ chơi hoặc tiếp xúc với chúng.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng cần quan tâm hơn nữa trong việc cảnh báo tác hại của gói chống ẩm trong các sản phẩm đồ ăn dành cho trẻ nhỏ.

Nguồn: ET

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!