Cảnh báo: Nguy cơ ung thư tăng khi nhuộm tóc quá nhiều trong năm

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Mokbel, Bệnh viện Princess Grace, Marylebone, Luân Đôn, Anh Quốc cho biết nữ giới không nên nhuộm tóc quá 2 lần một năm.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Mokbel, Bệnh viện Princess Grace, Marylebone, Luân Đôn, Anh Quốc cho biết nữ giới không nên nhuộm tóc quá 2 lần một năm.

Cảnh báo: Nguy cơ ung thư tăng khi nhuộm tóc quá nhiều trong năm

Điều khiến Giáo sư Mokbel lo lắng là nhiều sản phẩm nhuộm tóc trên thị trường lại khuyến cáo nữ giới nên nhuộm tóc từ 4 đến 6 tuần một lần. Giáo sư cho biết: "Mặc dù chúng ta cần nhiều nghiên cứu thêm nữa để chứng thực lại thí nghiệm, nhưng kết quả ban đầu cho thấy các hóa chất trong thuốc nhuộm có liên quan đến nguy cơ ung thư vú".

Tác hại không ngờ của hóa chất làm tóc

Một nhóm nghiên cứu ở Anh Quốc đã tiến hành phân tích các chất hóa học có trong thuốc nhuộm tóc đang được hàng triệu phụ nữ sử dụng. Kết quả, họ phát hiện các sản phẩm thuốc nhuộm tóc tại nhà và các salon đắt tiền đều chứa chất hóa học liên quan tới bệnh ung thư.

Các chất hóa học này là amin thứ cấp có thể thâm nhập vào da và ở lại trên tóc trong vòng nhiều tuần, tháng và thậm chí hàng năm sau khi nhuộm. Sau một thời gian, những chất này có thể phản ứng với khói thuốc và khí thải để hình thành một hợp chất độc hại có tên gọi là N-nitrosamine- được chứng minh là có khả năng gây ung thư và đã bị cấm sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp.

Năm 2009, một bài báo từng công bố phụ nữ dùng thuốc nhuộm hơn 9 lần mỗi năm thì nguy cơ bị ung thư máu cao hơn 60%. Năm 2010, Ủy ban châu Âu cũng đã cấm 22 loại thuốc nhuộm có nguy cơ khiến người sử dụng dài ngày bị ung thư bàng quang.

Cảnh báo: Nguy cơ ung thư tăng khi nhuộm tóc quá nhiều trong năm

Phân tích các thành phần trên nhãn các sản phẩm uốn, duỗi, nhuộm tóc, các nhà khoa học chỉ ra rằng nhiều sản phẩm trên đều có chứa hắc ín,các và muối kim loại nặng có độc tính rất cao như chì, bismut, và thành phần hóa học đều chứa các chất có nhân thơm, đặc biệt là P-phenylenedamine (PPD). Thực nghiệm cho thấy, PPD nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc có thể gây ung thư da, ung thư vú.

Các thành phần khác khi tiếp xúc nhiều với tóc sẽ gây ra tình trạng tóc khô, dễ gẫy rụng, còn khi tiếp xúc với da sẽ gây tình trạng viêm chân tóc, viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dị ứng... Điều này giải thích tại sao với những người khi sử dụng thuốc uốn nhuộm sát với chân tóc thường có cảm giác rất xót và rát tại da đầu. Các loại thuốc nhuộm, uốn, duỗi tóc có kích thước phân tử nhỏ để tấn công và làm thay đổi cấu trúc bên trong tóc, những chất độc này cũng dễ dàng thâm nhập vào nang tóc và hòa trộn vào máu.

Những ai tuyệt đối không nên dùng thuốc nhuộm tóc?

Bác sỹ Hoàng Thành Sơn (Viện Da liễu quốc gia), những trường hợp sau không nên sử dụng hóa chất nhuộm, uốn, ép tóc để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra:

- Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai: Nếu phụ nữ nhuộm tóc trong thời gian ngắn trước khi thụ thai hoặc trong thời gian mang thai đều có nguy cơ thai nhi mắc ung thư lớn hơn 10 lần so với những người bình thường.

- Những người mới ốm dậy, sức đề kháng kém

- Bệnh nhân bị bệnh gan, thận nặng: không có khả năng chuyển hóa và đào thải các chất độc ngấm vào cơ thể.

Những lời khuyên của chuyên gia để giảm nguy cơ ung thư

Có hai đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hóa chất làm tóc, đó là thợ làm tóc và người được làm tóc. Trong đó, thợ làm tóc là nhóm có nguy cơ cao hơn bởi họ phải tiếp xúc với các loại hóa chất suốt cả ngày và từ ngày này sang ngày khác. Để hạn chế được nguy cơ tổn hại sức khỏe khi sử dụng các hóa chất làm tóc, các bạn nên tham khảo các lời khuyên dưới đây:

- Khoảng cách giữa 2 lần nhuộm tóc không nên quá gần nhau, ít nhất là 6 tháng

- Khi nhuộm, ép tóc phải sử dụng loại thuốc có nhãn mác của các thương hiệu có uy tín bởi những sản phẩm này đã được nhà sản xuất kiểm tra, tránh việc sử dụng thuốc làm tóc trôi nổi trên thị trường.

- Trong quá trình làm tóc nên bịt khẩu trang (đặc biệt đối với thợ làm tóc) tránh hít phải hơi hóa chất trong thuốc làm tóc, tránh để thuốc làm tóc dính vào da đầu, da mặt, da tay...

- Thường xuyên sử dụng các sản phẩm thải độc để đào thải các độc tố từ các sản phẩm làm tóc đã tích tụ trong cơ thể. Đa số các hóa chất trong sản phẩm làm tóc là các chất thân dầu và kim loại nặng khó đào thải ra ngoài, chúng sẽ tích tụ tại các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào mỡ, thần kinh, xương...

Đối với những độc tố đã tích tụ trong các tế bào thì các phương pháp thải độc truyền thống như nhịn ăn, uống nước hoa quả, làm sạch ruột không có tác dụng.

Vậy làm thế nào để đào thải các độc tố đã nằm sâu trong tận các tế bào? TS. Robert H. Keller đã phát hiện ra Glutathione (GSH)- một phân tử có mặt với nồng độ cao trong các tế bào, có chức năng như một chiếc chổi dọn sạch các độc tố ra khỏi tế bào. TS. Robert H. Keller đã gọi phân tử này là “vua của các chất chống oxi hóa”. Nhưng khi có quá nhiều độc tố thâm nhập vào cơ thể, nồng độ GSH sẽ dần cạn kiệt, nếu không kịp thời bổ sung, các tế bào trong cơ thể sẽ nhanh chóng bị tấn công, tổn thương và sức khỏe của chúng ta sẽ gặp vấn đề.

Cảnh báo: Nguy cơ ung thư tăng khi nhuộm tóc quá nhiều trong năm

Cách bổ sung GSH hiệu quả là gì?

Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Y Johns Hopkins đã tìm thấy một hợp chất trong hạt mầm bông cải xanh 3 ngày tuổi có khả năng kích hoạt các gen điều khiển việc tổng hợp glutathione, khi bổ sung hợp chất này, nồng độ glutathione trong cơ thể tăng lên 240%.

Việc phát hiện ra hoạt chất này và chiết xuất nó bằng công nghệ chiết lạnh siêu tới hạn để giữ được hàm lượng hoạt chất cao nhất của nhóm nghiên cứu trường Đại học Y Johns Hopkins đã được cấp bằng sáng chế số US 2008/0131578 A1 tại Hoa Kì, có tên thương mại là BroccoRaphanin. (*)

Với hậu quả nặng nề mà bệnh ung thư mang lại, ung thư hiện đang là nỗi lo sợ của tất cả mọi người. Vì vậy, việc tầm soát ung thư sớm và tiến hành điều trị kịp thời đang là vấn đề vô cùng cần thiết.

TS Hoàng Đình Chân – Nguyên Bác sĩ tại Bệnh viện K trung ương cho biết: với nam giới và nữ giới từ 30 tuổi trở lên ông khuyến cáo mỗi năm nên đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát một lần. Tuỳ vào tiểu sử và yếu tố gia đình có thể tầm soát bệnh đó và chi phí cũng không quá cao có khi chỉ 7 -8 nghìn đồng/ngày là có thể phát hiện sớm được bệnh.

Hiện nay, bệnh ung thư có thể thực hiện thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, nội soi, chẩn đoán hình ảnh.

Sàng lọc sớm bệnh ung thư giúp phát hiện sớm để phòng chống ung thư, có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị, giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí chữa bệnh.

Nên khám sàng lọc ung thư ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Phần lớn mọi người đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp bạn đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Xét nghiệm tại nhà Xander giới thiệu đến bạn 2 gói Sàng lọc ung thư nam giới và Sàng lọc ung thư phụ nữ.

Xét nghiệm tại nhà - Xander luôn cam kết

Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Chuyên môn hàng đầu

Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.

Dịch vụ tiện lợi

Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

Cảnh báo: Nguy cơ ung thư tăng khi nhuộm tóc quá nhiều trong năm

Chi tiết gói xét nghiệm

- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giớicủa Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

  • Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
  • Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
  • Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
  • Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
  • Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
  • Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú
  • Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cách tính tổng chí phí xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giớiđược cập nhật ở cuối bài viết.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

(*) Theo nguồn: SK&ĐS

Xem thêm:

  • Nghiên cứu sốc: Nhuộm tóc làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
  • Ảnh hưởng của thuốc nhuộm tóc tới bệnh xương khớp bạn có tin không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!