Cậu bé nhảy cừu chạm vào trái tim người Việt: Tiết lộ 3 bí quyết của giáo sư Nhật Bản

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Đoạn clip ngắn chưa đầy 2 phút quay lại câu chuyện có thật tại một trường mẫu giáo ở Nhật Bản đã chạm được đến trái tim hàng triệu người.

'Một nền giáo dục đẳng cấp!', một người đã thốt lên như vậy khi chia sẻ lại clip này. Đó có lẽ cũng là suy nghĩ chung của đa số người Việt sau khi xem và vỡ òa cảm xúc, nhất là với các bậc làm cha làm mẹ.

Không đầu hàng!

Trong đoạn clip, một cậu bé mẫu giáo đang rất cố gắng để hoàn thành bài thi nhảy cao (nhảy cừu) của mình trước sự chứng kiến của nhiều bạn bè và người lớn trong hội trường.

Một lần không qua, hai lần không qua, lần thứ ba cũng vậy. Cậu bé cảm thấy xấu hổ và bắt đầu rơm rớm nước mắt. Được cô giáo động viên, em thử nhảy lần thứ 4, nhưng vẫn không sao chinh phục được hộp gỗ 10 tầng cao hơn đầu mình.

Đến lúc này, cậu bé bỗng bật khóc nức nở trước toàn thể hội trường.

Thế nhưng, điều xảy ra tiếp theo đã khiến cho mọi người không ngờ và xúc động tới rớt nước mắt.

Tất cả bạn cùng lớp chạy ùa tới, quây thành một vòng tròng quanh cậu và hô to những lời động viên. Chính sự khích lệ đúng lúc đó đã tiếp thêm sức mạnh và quyết tâm để cậu bé chinh phục thách thức.

Được biết, đoạn video này được một phụ huynh tham gia buổi 'Gakushu Happyokai' (Lễ công bố kết quả học tập) tại trường mầm non Takachiho ở thành phố Kishima, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản quay lại và đăng trên trang Facebook cá nhân của mình cách đây hơn 1 năm, ngày 21/2/2016.

Cậu bé trong câu chuyện có mẹ bị ung thư. Cậu vốn rất yếu môn thể dục và hầu như chắc chắn không thể vượt qua bài thi nhảy cao nhưng cô giáo đã động viên: 'Nếu con nhảy qua thì bố mẹ con sẽ rất tự hào. Mẹ con sẽ vì thế mà khỏe hơn'.

Câu nói đó là động lực giúp cậu bé không ngừng tập luyện mỗi ngày để có thể báo cáo thành tích trước bố mẹ vào ngày tốt nghiệp. Nhưng có lẽ do áp lực quá lớn nên cậu bé liên tiếp thất bại, và chỉ đến khi có sự cổ vũ của các bạn cùng lớp, cậu đã vượt qua được chính mình.

Sau khi xem được đoạn video đó, mẹ cậu bé đã có thêm ý chí để không đầu hàng và tiếp tục chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.

Có lẽ chính vì ý nghĩa nhân văn sâu sắc này mà dù cách đây đã lâu, clip hiện vẫn gây xúc động đối cho cộng đồng mạng Việt Nam.

Hướng dẫn của nhà giáo dục kiệt xuất Nhật Bản về cách động viên, khích lệ con nỗ lực làm được những việc phi thường

Có lẽ từng người trong chúng ta rất hiếm khi hoặc chưa từng gặp cảnh tượng như thế tại Việt Nam: cả lớp quây tròn tiếp sức cho một người bạn sức yếu nhất lớp. Mà điều đó lại diễn ra ngay từ lứa tuổi mầm non!

Do đó, clip này ngoài việc kể về câu chuyện xúc động của 'cậu bé nhảy cừu' còn hàm chứa một thông điệp quan trọng khác, đó là cho thấy sự ưu việt, tuyệt vời của nền giáo dục Nhật Bản. Ở đó, triết lý 'khích lệ để phát triển' được thực hiện ở khắp nơi, ngay từ lứa tuổi măng non nhất.

Cậu bé nhảy cừu chạm vào trái tim người Việt: Tiết lộ 3 bí quyết của giáo sư Nhật Bản

Các bậc cha mẹ Việt trong khi vẫn tìm kiếm một môi trường giáo dục hoàn hảo cho con cũng có thể học cách khích lệ chính con của mình, để bé có thể làm được những việc phi thường, ngoài sức tưởng tượng của người lớn.

Dưới đây là 3 'bí quyết' của giáo sư Hirakv, một nhà giáo dục kiệt xuất của Nhật Bản, hướng dẫn các bố mẹ cách động viên, khích lệ con.

1. Không động viên suông

Không khó để thấy nhiều ông bố bà mẹ khi con đứng trước một kỳ thì quan trọng thường chỉ động viên mấy câu qua loa như: 'Cố gắng mà học đi con! Không cố học là không qua được kì thi đâu!'.

Tuy nhiên, theo giáo sư Hirakv, những lời động viên suông như vậy thường không có hiệu quả lắm với trẻ. Thay vào đó, các bố mẹ cần đề cập thẳng rõ ràng công việc trẻ cần làm và mục tiêu mà trẻ cần phấn đấu.

Ví dụ: 'Sắp thi toán rồi. Con hãy tập trung ôn tập môn toán nhé. Nếu con làm tốt, bố mẹ sẽ rất tự hào về con. Con thi tốt rồi cuối tuần nhà mình đi chơi phố đi bộ nhé!'

Chắc chắn với câu nói này bé sẽ định hình được mục tiêu trước mắt là kỳ thi toán và nếu làm tốt bố mẹ sẽ rất vui, bé lại còn được đi chơi vào cuối tuần nữa. Rõ ràng như vậy sẽ có động lực để phấn đấu hơn một câu động viên suông rất nhiều.

Cậu bé nhảy cừu chạm vào trái tim người Việt: Tiết lộ 3 bí quyết của giáo sư Nhật Bản

2. An ủi lúc con thất bại, giúp con nhận ra cái sai cũng chính là khích lệ

Trước những điểm số kém, những lần thi trượt hay thất bại nào đó trong cuộc sống của con, bố mẹ hãy ghi nhớ 2 nguyên tắc:

- Nguyên tắc thứ nhất: Đừng bao giờ trách móc, gây áp lực thêm cho con mà hãy bình tĩnh động viên, an ủi.

Ví dụ: Khi con bị điểm kém trong đợt thi học kì, bố mẹ có thể khích lệ con bằng những lời an ủi nhẹ nhàng như: 'Ai cũng sẽ có những lần thất bại. Mẹ chắc chắn lần sau con sẽ làm tốt hơn'.

Những lời động viên đó sẽ giúp con lấy lại tinh thần sau thất bại, củng cố ý chí để cố gắng hơn trong những lần sau và quan trọng hơn là con sẽ luôn cảm thấy an toàn vì có người thân bên cạnh.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng quên nguyên tắc thứ hai.

- Nguyên tắc thứ hai: Không chỉ dừng ở việc động viên con nên cố gắng ở những lần sau mà hãy cùng ngồi lại nói chuyện thẳng thắn với con, giúp con tìm ra nguyên nhân thất bại.

Ví dụ: Con bị điểm 4 bài kiểm tra toán, bố mẹ có thể nói với con rằng: 'Dù sao cũng bị điểm kém rồi, bây giờ mẹ (bố) con mình cùng phân tích xem tại sao lại như vậy nhé? Xem nào, con làm sai câu này do không nhớ công thức hay là tính nhầm? Hay do con vội vàng nên viết sai?'.

Việc bố mẹ cùng con trò chuyện để tìm ra nguyên nhân thất bại sẽ rèn cho quen một thói quen tốt khi con gặp phải những vấp ngã trên đường đời sau này. Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh và cho người khác, con sẽ có kỹ năng phân tích và tìm ra sai sót của mình để sửa chữa.

Ngược lại, khi con thành công cũng vậy. Cha mẹ hãy ngồi lại với con để thảo luận nguyên nhân dẫn tới thành công. Theo giáo sư Hirakv, đây mới chính là sự cổ vụ, khích lệ tuyệt vời nhất.

3. Khen ngợi con đúng cách

Có một sự thật không thể chối cãi là bố mẹ có thể nghĩ ra rất nhiều lý do để trách mắng khi con không may phạm lỗi nhưng lúc con làm tốt lại chẳng biết khen ngợi thế nào. Đó chính là lý do giáo sư Hirakv khuyên các bố mẹ hãy đọc sách để biết cách khen con.

Cậu bé nhảy cừu chạm vào trái tim người Việt: Tiết lộ 3 bí quyết của giáo sư Nhật Bản

Một câu truyện cổ kể rằng, ngày xưa có một vị tướng tài, đánh đâu thắng đó và luôn được mọi người ca tụng nhưng ông lại chẳng hề thấy vui khi nghe những lời này. Thế nhưng, một lần khi được khen có bộ râu đẹp ông lại rất sung sướng!

Việc khen ngợi con cũng vậy. Thay vì khen chung chung như 'con giỏi quá', 'con ngoan quá' hay tâng bốc con thái quá, hãy tìm ra một giá trị cụ thể để khen ngợi con và khen một cách chân thành.

Ví dụ khi con vẽ một bức tranh, thay vì khen tranh con vẽ đẹp như họa sỹ như... một cái máy, hãy tìm ra một chi tiết đặc biệt để con nhận thấy bố mẹ đã xem xét tỉ mỉ và quan tâm tới bức tranh của con như: 'Con gà này mẹ thấy con vẽ giống hơn hôm trước rồi đó. Như vậy là có tiến bộ!'.

Hay khi con đạt điểm 10 môn tập viết, đừng chỉ khen con giỏi, hãy khen con 'viết chữ ngay ngắn, thẳng hàng', con chắc chắn sẽ thích và sẽ cố gắng viết ngay ngắn, thẳng hàng hơn vào những lần sau đấy.

* Với một vài gợi ý từ phương pháp giáo dục thực tiễn của giáo sư Hirakv, hy vọng các bố mẹ rút ra được một số điều về phương pháp giúp con trưởng thành, thành công hơn trong cuộc sống.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!