Rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đã thử uống rượu khi là học sinh. Nghiên cứu cho thấy có gần 80% học sinh trung học đã từng uống rượu.
Mặc dù việc uống rượu ở trẻ em không an toàn và bất hợp pháp. Vì vậy, việc nói chuyện nghiêm túc về vấn đề này với con từ khi còn nhỏ đến khi lớn hơn là rất cần thiết.
Ảnh hưởng của việc lạm dụng rượu
Rượu gây cản trở nhận thức và khả năng đưa ra quyết định. Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ em và thanh thiếu niên.
Ảnh hưởng ngắn hạn của việc uống rượu bao gồm:
- Thị lực, thính lực và khả năng đồng vận bị ảnh hưởng
- Nhận thức và cảm xúc bị thay đổi
- Giảm khả năng phán đoán, có thể dẫn đến tai nạn, đuối nước và các hành vi nguy cơ khác như quan hệ tình dục không an toàn và sử dụng ma túy.
- Hôi miệng
- Những cảm giác khó chịu khác.
Ảnh hưởng lâu dài của việc uống rượu bao gồm:
- Xơ gan và ung thư gan
- Mất cảm giác ngon miệng
- Thiếu vitamin nghiêm trọng
- Bệnh dạ dày
- Tổn thương tim và hệ thần kinh trung ương
- Mất trí nhớ
- Tăng nguy cơ bất lực
- Có nguy cơ cao sử dụng quá liều
Trước khi con có cơ hội tiếp xúc với rượu, bạn có thể tăng khả năng để chúng nói ‘không’ với rượu.
Tuổi thơ là thời gian học hỏi và khám phá, vì vậy điều quan trọng là khuyến khích trẻ đặt những câu hỏi, thậm chí có những câu người lớn cũng khó trả lời. Cởi mở, chân thành, giao tiếp phù hợp lứa tuổi, ngay từ bây giờ hãy đặt nền tảng cho con bạn đến với bạn sau này khi chúng gặp những vấn đề và chủ đề khó khác.
Nói với con về rượu
Với trẻ chưa đến tuổi đi học
Mặc dù 3-4 tuổi chưa sẵn sàng cho việc tìm hiểu các tác hại của rượu hoặc các loại ma túy, đứa trẻ bắt đầu phát triển những kỹ năng và ra quyết định giải quyết vấn đề. Bạn có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng này theo những cách đơn giản.
Ví dụ, hãy để trẻ chọn quần áo của mình và đừng lo lắng nếu chúng chọn không đúng. Điều này làm cho trẻ biết bạn nghĩ chúng đang có khả năng đưa ra quyết định tốt. Phân công nhiệm vụ đơn giản và hãy để cho trẻ biết chúng đã nhận được sự giúp đỡ lớn như thế nào.
Từ 4 đến 7 tuổi
Trẻ ở tuổi này chủ yếu vẫn suy nghĩ và tìm hiểu bằng kinh nghiệm, không có hiểu biết đúng về những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy, hãy nói chuyện về rượu ở thời điểm hiện tại và gắn với những điều mà chúng biết. Ví dụ, xem tivi cùng con có thể có cơ hội nói về thông điệp quảng cáo. Hỏi về quảng cáo bạn nhìn thấy và cũng khuyến khích trẻ đặt câu hỏi.
Nói về cách rượu gây tác hại đến khả năng xem, nghe và đi bộ thiếu nhanh nhẹn của một người; làm thay đổi cách mọi người cảm nhận và khó đánh giá những điều như nước quá sâu hoặc khi có một chiếc xe đang tiến đến quá gần. Rượu còn gây hôi miệng và đau đầu.
Từ 8 đến 11 tuổi
Trẻ em ở độ tuổi này có xu hướng thích tìm hiểu sự thật, đặc biệt những điều kỳ lạ. Chúng mong muốn tìm hiểu cách các vật hoạt động và những nguồn thông tin có giá trị. Vì vậy, đó là một thời điểm tốt để nói chuyện cởi mở sự thật về rượu.
Trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi bạn bè ngay bây giờ. Sự quan tâm của chúng có thể được xác định bằng những gì bạn chúng nghĩ. Hãy dạy cho con của bạn nói ‘không’ với áp lực bạn bè và nói chuyện về tầm quan trọng của tư duy và hành động của mỗi cá nhân.
Có thể nói chuyện ngẫu nhiên về rượu và bạn bè ngay tại bàn ăn như một phần của cuộc trò chuyện bình thường: ‘Cha/mẹ đã đọc về những đứa trẻ uống rượu. Con có bao giờ nghe nói về những đứa trẻ uống rượu hoặc sử dụng ma túy trong trường của con chưa?’.
Từ 12 đến 17 tuổi
Đến tuổi thanh thiếu niên, con của bạn nên biết sự thật về rượu. Vì vậy, sử dụng thời gian này để củng cố những gì bạn đã dạy cho con và tập trung vào giao tiếp cởi mở.
Thanh thiếu niên có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi nguy cơ, thậm chí bất chấp mong muốn hoặc lời chỉ dẫn của cha mẹ. Nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu con bạn cảm thấy sự tôn trọng của cha mẹ dành cho chúng.
Từ đó, chúng có thể cởi mở và chia sẻ với bạn nhiều hơn.
Trẻ em muốn được yêu thích và được chấp nhận bằng các bạn cùng tuổi, chúng cần có sự riêng tư và tin tưởng. Tránh rao giảng và đe dọa quá mức, thay vào đó, hãy nhấn mạnh tình yêu và sự quan tâm.
Dạy trẻ nói ‘không’
Dạy cho trẻ cách đối phó với lời mời uống rượu:
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Nếu được mời uống bất kỳ loại đồ uống có cồn nào, chúng nên hỏi: ‘Cái gì vậy?’ và ‘Ở đâu bạn có được nó?’.
- Dạy cho trẻ nói ‘không, cảm ơn’ khi được mời uống rượu.
- Dạy cho trẻ không bao giờ chấp nhân ngồi sau tay lái của người đã uống rượu.
Các yếu tố nguy cơ
Thời gian chuyển tiếp, chẳng hạn như bắt đầu tuổi dậy thì hoặc cuộc ly hôn của cha mẹ có thể khiến trẻ uống rượu. Vì vậy, dạy cho con của bạn rằng ngay cả khi cuộc sống là khó chịu hay căng thẳng, uống rượu như một lối thoát có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn nhiều.
Những đứa trẻ có vấn đề về việc tự kiểm soát hoặc lòng tự trọng thấp dễ lạm dụng rượu.
Trẻ em thiếu cảm giác kết nối với gia đình hoặc những người cảm nhận khác nhau theo một cách nào đó (ngoại hình, hoàn cảnh kinh tế...) cũng là đối tượng có nguy cơ.
Lời khuyên chung
- Hãy là một hình mẫu tốt.
- Tự tìm hiểu về rượu để bạn có thể là một giáo viên tốt hơn đối với con bạn. Đọc và thu thập thông tin mà bạn có thể chia sẻ với con và các phụ huynh khác.
- Có ý thức về cách bạn có thể giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ. Ví dụ, trẻ có khả năng cảm nhận tốt về bản thân hơn nếu bạn nhấn mạnh thế mạnh của chúng và tích cực củng cố hành vi lành mạnh.
- Dạy cho trẻ em kiểm soát căng thẳng theo cách có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người lớn đáng tin cậy hoặc tham gia vào một hoạt động yêu thích.
Nhận biết các dấu hiệu
Bất chấp nỗ lực của bạn, con bạn vẫn có thể uống - và lạm dụng - rượu. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo chung:
- Mùi rượu
- Thay đổi đột ngột về tâm trạng hoặc thái độ
- Thay đổi về khả năng tham dự hoặc thành tích tại trường học
- Mất hứng thú trong trường học, thể thao, hay các hoạt động khác
- Vi phạm kỷ luật ở trường
- Xa lánh gia đình và bạn bè
- Bí mật
- Quan hệ với một nhóm bạn mới và miễn cưỡng khi phải giới thiệu với bạn
- Thấy rượu biến mất khỏi ngôi nhà của bạn
- Trầm cảm và khó khăn trong phát triển tâm thần
Điều quan trọng là không nên kết luận dựa vào chỉ 1 hoặc 2 dấu hiệu. Tuổi vị thành niên là giai đoạn thay đổi về thể chất, xã hội, tình cảm, và trí tuệ. Điều này có thể dẫn đến hành vi thất thường và thay đổi tính nết khi trẻ cố gắng đối phó với tất cả những thay đổi này.
Ảnh minh họa: Internet
Minh Minh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!