Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng có thai muộn ở chị em phụ nữ, mà nguyên nhân có thể xuất phát từ chính người chồng, người vợ hoặc từ 2 phía. Tuy nhiên, không hẳn bất cứ cặp vợ chồng nào cũng có đủ kiến thức để xác định được tình trạng của mình, từ đó có biện pháp khắc phục. Trong bài viết hôm nay, Lily & WeCare sẽ đề cập đến những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến chậm có thai ở cả nam và nữ.
Theo các bác sĩ Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.Hồ Chí Minh, bệnh quai bị, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn ẩn ... là những nguyên nhân khiến nam giới chậm có thai.
Đồng thời, đối với tình trạng sức khỏe sinh sản của nữ giới cũng là một trong nhửng vấn đề quyết định đến tình trạng chậm có con hoặc không có con ở các gia đình. Và theo các chuyên gia các lý do dẫn đến tình trạng này là:
Đối với nam giới
1. Bệnh quai bị
Trường hợp nam giới bị quai bị sau khi dậy thì, nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm có thai, do các tế bào sản xuất tinh trùng trong tinh hoàn bị ảnh hưởng. Một số nam giới bị mắc bệnh này, ảnh hưởng đến cả 2 tinh hoàn làm cho tinh trùng không thể sản sinh ra sau quan hệ.
2. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Chính lượng máu không đều trong lưu thông đã dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tình trạng này là cho nội tiết nam bị rối loạn, gây cản trở việc sản sinh ra tinh trùng.
3. Tinh hoàn ẩn
Thông thường, việc nam giới có tinh hoàn ẩn đã bắt đầu từ bé. Để có thai, bắt buộc tinh trùng phải được hình thành ở ổ bụng và di chuyển xuống bìu. Nếu hiện tượng này không xảy ra do tinh hoàn ẩn, tất yếu việc có thai cũng không thể diễn ra.
4. Căng thẳng, mệt mỏi, tiểu đường
Khi cơ thể nam giới không sẵn sàng và luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi do sức ép đến từ áp lực con cái phía gia đình, công việc, bạn bè... Những yếu tố tâm lý này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm có thai ở đấng mày râu.
5. Phẫu thuật hoặc chấn thương
Hiện tượng chậm có con ở nam giới có thể bắt nguồn từ việc người đàn ông thực hiện phẫu thuật hoặc chấn thương. Nếu tinh hoàn bị ảnh hưởng, có thể làm cho lượng máu không thể lưu thông đến tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh và chất lượng tinh trùng sau quan hệ. Ngoài ra, những ca phẫu thuật điều trị tinh hoàn, thoát vị cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh tinh.
Nguyên nhân chậm có thai ở nữ giới
1. Lạc nội mạc tử cung
Theo tổ chức RESOLVE, thuộc Hiệp hội Vô sinh Quốc gia, ước tính có từ 3 đến 5 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là bệnh mãn tính ở hệ sinh sản khiến các tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển ở vị trí mà chúng không nên có mặt, làm nghẽn các ống khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau hoặc ngăn trứng được thụ tinh đi xuống các ống dẫn trứng như bình thường.
2. Áp lực tâm lý
Khi cơ thể phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý, do quá căng thẳng, mệt mỏi... thì nó có thể gây nên tình trạng ức chế chức năng của vùng dưới đồi, làm cho kinh nguyệt không đều, dẫn đến khó có thể xác định chính xác thời gian quan hệ. Do đó tình trạng chậm có thai rất dễ xảy ra với chị em.
3. Rối loạn rụng trứng
Khoảng 20 – 40% trường hợp phụ nữ vô sinh bắt nguồn từ sự rụng trứng không đều đặn. Một số khác có thể rụng trứng ba tháng một lần. Từ việc hormone mất cân bằng, dẫn đến hoạt động thể chất quá độ và căng thẳng quá mức đều nằm trong số những nguyên nhân chính khiến cho chu kỳ rụng trứng bị ảnh hưởng.
4.Buồng trứng đa nang
Đa nang buồng trứng ảnh hưởng rất nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Nhiều chị em phụ nữ mắc phải tình trạng trên không rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tăng cân quá nhiều, mụn trứng cá, lông mặt bất thường và vô sinh.
5. Tuổi tác
Tuổi tác cao khoảng từ 40 tuổi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó có thai ở chị em. Phụ nữ khi sinh ra đã có toàn bộ lượng trứng của mình, khoảng một đến hai triệu lúc mới chào đời.
Đến tuổi dậy thì chúng ta chỉ còn lại 300.000 trứng, và chỉ có khoảng 300 trứng sẽ trưởng thành và được giải phóng qua sự rụng trứng. Và tuổi rác càng cao, thì số trứng này sẽ giảm đáng kể. Chính vì thế mà làm giảm đi cơ hội thụ thai thành công.
Tinh trùng yếu do giãn tĩnh mạch thừng tinh là đúng?
Địa chỉ khám và điều trị vô sinh nữ tại thành phố Hồ Chí Minh
Chữa vô sinh bằng Đông Y cho vợ chồng hiếm muộn
Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh điều trị vô sinh hiếm muộn thành công
Các yếu tố gây vô sinh ở nữ giới và cách phòng tránh
6. Bệnh ở đường ống dẫn trứng
Trường hợp bệnh về đường ống dẫn trứng là khi một phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng hoặc ống dẫn trứng bị sẹo do nhiễm trùng hoặc bệnh chlamydia, hoặc do lạc nội mạc tử cung gây ra các vấn đề về cấu trúc, dẫn đến tình trạng chậm có thai ở các cặp vợ chồng.
Chậm có thai là một vấn đề không gia đình nào mong muốn. Do vậy, để sớm có kết quả và phương pháp điều trị phù hợp, các cặp vợ chồng hãy cùng nhau tiến hành kiểm tra tại các bệnh viện uy tín, để các bác sĩ có thể thăm khám và hỗ trợ tốt nhất. Đặc biệt, cả 2 phải luôn trong trạng thái tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng thì mới cải thiện tốt tình hình hiện tại của mình.
Xem thêm:
Buồng trứng đa nang có gây vô sinh không?
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có gây vô sinh không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!