Chăm dậy sớm hơn có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư vú

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Một nghiên cứu lớn cho thấy những người phụ nữ dậy sớm hơn có nguy cơ ung thư vú ít hơn những ai dậy muộn.

Ung thư vú bắt đầu từ các mô trong ngực, xuất hiện khi các mô bất thường phát triển ngoài kiểm soát và xâm nhập những mô gần đó rồi đi đến những nơi khác trên cơ thể.

Tuy hiện tượng này xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ, nhưng đàn ông vẫn có thể mắc bệnh ung thư vú.Vào năm 2016, có khoảng 3.5 triệu phụ nữ phải sống chung với bệnh ung thư vú ở Mỹ, và khoảng 13% phụ nữ Mỹ sẽ phải chữa trị ung thư vú vào một lúc nào đó trong đời.

Mới đây, một nghiên cứu từ 180.216 phụ nữ từ ngân hàng sinh học Anh (UK Biobank) và 228.951 người khác từ tổ chức Breast Cancer Association Consortium đã mang lại bằng chứng về việc dậy sớm có thể có 'hiệu ứng bảo vệ' khỏi nguy cơ ung thư vú.

Chăm dậy sớm hơn có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư vú

Nghiên cứu cho thấy dậy sớm làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành 2 loại phân tích. Trong loại thứ nhất, họ đã nghiên cứu từ các dữ liệu từ Hgân hàng sinh học Anh Quốc để tìm mối tương quan giữa ung thư vú và thói quen thức sớm hay muộn, thời gian ngủ cũng như các dấu hiệu bệnh mất ngủ.

Trong loại thứ hai, các nhà khoa học sử dụng thông tin di truyền học dẫn tới thói quen ngủ, giờ giấc ngủ bản năng (giờ ngủ sinh học – giờ mà người ta buồn ngủ tự nhiên) và bệnh mất ngủ.

Từ đây, họ đã phát hiện ra những người phụ nữ có thói quen dậy sớm ít có nguy cơ ung thư vú hơn 1% so với những người dậy muộn. Tuy con số này có vẻ nhỏ, nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với 10 trong 1000 phụ nữ sẽ không mắc phải ung thư vú nếu dậy sớm.

Tuy nhiên các nhà khoa học không tìm thấy nhiều liên kết giữa ung thư vú và thời gian ngủ trong ngày cùng triệu chứng mất ngủ.

Các tác giả của nghiên cứu này kết luận rằng có nhiều bằng chứng đáng tin cậy cho thấy giờ giấc ngủ của một người có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú.

Eva Schernhammer, một giáo sư của khoa dịch tễ học tại ĐH Vienna cũng bình luận về nghiên cứu này như sau: 'chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều hơn về các cách giảm đi áp lực của đồng hồ sinh học của con người trong tương lai'. Ngoài ra, bà cũng cho rằng những nghiên cứu như thế này 'có thể giúp người ta sắp xếp giờ làm việc với giờ giấc ngủ sinh học sao cho phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân, nhất là với những người đi làm.'

Chăm dậy sớm hơn có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư vú

Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy sự liên quan giữa giờ giấc ngủ có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư.

Tuy nhiên, Bác sĩ Luca Magnani, một chuyên gia nghiên cứu giải phẫu và ung thư ở ĐH Imperial College London (Anh Quốc) lại không quá đồng tình. Ông có cho rằng nghiên cứu này là một nghiên cứu 'thú vị' và rằng 'các nhà nghiên cứu đã xác định được một mối liên quan giữa giờ ngủ sinh học được di truyền và nguy cơ ung thư vú – đây là một điều rất quan trọng, nhưng lại có hiệu ứng nhỏ.' Thế nhưng Magnani cũng chỉ ra rằng những kết quả này không thể đủ để kết luận đanh thép rằng 'chỉnh sửa giờ giấc ngủ chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư vú ít hơn (vì nó không có mối liên kết với thói quen ngủ nghỉ cũng như chứng mất ngủ).'

Song, tuy việc ngủ sớm hay muộn không có liên quan nhiều đến ung thư vú, nhưng vẫn không thể không thừa nhận kết quả cho thấy số phụ nữ dậy sớm có ít nguy cơ ung thư vú hơn 1%.

Source (Nguồn): Medical News Today

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!