Chăm sóc bệnh tiểu đường mỗi ngày

Bí quyết sống khỏe - 05/01/2024

Bệnh tiểu đường có thể làm cho lượng đường huyết trong cơ thể bạn tăng cao. Sau đây là một số điều bạn cần làm mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe của mình.

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng và ảnh hưởng tới cơ thể bạn, lượng đường huyết cao cũng là một trong số đó. Vì vậy, dưới đây là những điều bạn nên làm hàng ngày để giảm lượng đường huyết cao, cũng như chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh tiểu đường. 

♦ Ăn những loại thức ăn tốt cho sức khỏe

♦ Tập thể dục thường xuyên

♦ Dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường

♦ Kiểm tra lượng đường trong máu

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn nên cố gắng giữ cho mức đường trong máu càng gần với người không mắc bệnh càng tốt. Điều này có thể không thực hiện được hoặc không phù hợp với mọi người. Hãy kiểm tra với bác sĩ để biết lượng đường huyết nào phù hợp với bạn.

Bạn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ đội ngũ chăm sóc sức khỏe bao gồm bác sĩ, y tá và chuyên gia dinh dưỡng.

Hãy đi cùng với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè khi gặp bác sĩ. Đặt ra nhiều câu hỏi bạn vẫn luôn thắc mắc. Trước khi ra về, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu tất cả mọi thứ cần biết về cách chăm sóc bệnh tiểu đường.

1/ Ăn đồ ăn tốt cho sức khỏe

Chăm sóc bệnh tiểu đường mỗi ngày

Cố gắng tập trung vào những thứ có ít chất béo, muối, đường và nhiều chất xơ như đậu, hoa quả, rau và ngũ cốc.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

♦ Duy trì mức trọng lượng lý tưởng với cơ thể bạn.

♦ Giữ cho lượng đường trong máu ở mức tiêu chuẩn.

♦ Ngăn ngừa triệu chứng bệnh tim và mạch máu.

Nếu bạn sử dụng insulin

♦ Hãy tiêm insulin cho mình.

♦ Ăn một lượng thức ăn nhất định trong cùng một khoảng thời gian mỗi ngày.

♦ Đừng bỏ bữa, đặc biệt là nếu bạn đã tiêm insulin. Đường trong máu của bạn có thể quá thấp.

Nếu bạn không dùng insulin

♦ Thực hiện theo kế hoạch bữa ăn của mình.

♦ Đừng bỏ bữa, đặc biệt là nếu bạn đang uống thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Đường trong máu của bạn có thể quá thấp.

♦ Bỏ bữa có thể khiến bạn ăn rất nhiều trong bữa ăn tiếp theo. Tốt nhất là bạn nên ăn vài bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 1–2 bữa ăn lớn.

2/ Tập thể dục thường xuyên

Hoạt động mỗi ngày rất tốt đối với mọi người, bao gồm:

♦ Đi dạo

♦ Bơi lội

♦ Khiêu vũ

♦ Đi xe đạp

♦ Chơi thể thao

♦ Dọn dẹp nhà cửa hoặc làm vườn.

Đối với người bị bệnh tiểu đường thì hoạt động tích cực luôn mang lại nhiều lợi ích vì:

♦ Giảm cân.

♦ Insulin có thể làm giảm lượng đường trong máu dễ dàng hơn.

♦ Giúp tim và phổi hoạt động tốt hơn.

♦ Tập thể dục mang lại cho bạn nhiều năng lượng.

Trước khi bắt đầu, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc các vấn đề về mắt, một số bài tập như nâng tạ có thể không an toàn. Bác sĩ hoặc y tá sẽ giúp bạn tìm các bài tập an toàn hơn.

Cố gắng tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần trong khoảng 30 đến 45 phút. Nếu bạn không hoạt động trong một thời gian, hãy bắt đầu từ 5 đến 10 phút, sau đó hãy tăng dần thời gian lên.

Nếu hơn 1 giờ bạn không ăn hoặc lượng đường trong máu của bạn thấp hơn 100–120, hãy ăn một trái táo hoặc uống một ly sữa trước khi bạn tập thể dục nhé.

Khi bạn đang hoạt động, hãy mang theo một chút bữa ăn nhẹ phòng trường hợp đường huyết giảm. Hãy chắc chắn là bạn có đem theo một thẻ khám bệnh, chứng nhận bạn bị bệnh tiểu đường.

Nếu bạn sử dụng insulin

♦ Tập thể dục sau khi ăn chứ không phải trước khi ăn.

♦ Kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục. Không tập thể dục khi đường huyết cao hơn 240.

♦ Tránh tập thể dục ngay trước khi bạn ngủ. Nó có thể dẫn đến đường huyết thấp vào ban đêm.

Nếu bạn không dùng insulin

♦ Hãy gặp bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục.

♦ Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi tập thể dục nếu bạn uống thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Bạn tránh để nó thấp hơn 70 hoặc cao hơn 240.

3/ Hãy theo dõi bệnh tiểu đường mỗi ngày

Insulin và thuốc tiểu đường và thuốc tiêm là các loại thuốc dùng để hạ đường huyết, bao gồm:

♦ Albiglutide (Tanzeum)

♦ Dulaglutide (Trulicity)

♦ Exenatit (Byetta)

♦ Liraglutide (Victoza)

♦ Pramlintide (Symlin)

Nếu bạn cần insulin

Điều này chỉ cần thiết khi cơ thể bạn ngừng sản xuất insulin hoặc không đủ. Những người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (hoặc bệnh tiểu đường tuýp 1) thì cần insulin, và nhiều người bị bệnh tiểu đường đường tuýp 2 cũng cần đến chúng.

Insulin không thể dùng như thuốc viên. Bạn sẽ phải tự tiêm mỗi ngày. Một số người thì tiêm 1 ngày, số khác tiêm hai ngày hoặc nhiều hơn. Không bao giờ được bỏ qua một lần tiêm nào, ngay cả khi bạn đang bị bệnh.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết cần sử dụng loại insulin nào, hàm lượng bao nhiêu và khi nào cần tiêm. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thay đổi loại hoặc lượng insulin đang sử dụng hoặc khi tiêm. Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách tiêm insulin và những địa điểm tốt nhất trên cơ thể để tiêm. Hãy nhờ người khác giúp bạn nếu tay bạn bị run hoặc bạn không thể nhìn thấy rõ.

Các vị trí tiêm thông thường là:

♦ Bắp tay sau, khoảng giữa vai và khuỷu tay

♦ Xung quanh eo và hông

♦ Phía trước đùi

Tránh các khu vực có sẹo và vết rạn da.

Hỏi bác sĩ hoặc y tá để kiểm tra chắc chắn mũi tiêm nên đặt ở đâu.

Đầu tiên, bạn có thể hơi lo sợ khi tiêm. Nhưng hầu hết mọi người đều thấy rằng những lần tiêm này gây đau đớn cho họ ít hơn họ tưởng. Mũi kim nhỏ, sắc và không đi sâu vào da của bạn. Hãy luôn luôn sử dụng kim của riêng mình và không dùng chung với bất cứ ai.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết cách vứt bỏ kim đã dùng an toàn.

Hãy lưu trữ thêm insulin trong tủ lạnh trong trường hợp bạn làm hư insulin đang sử dụng. Không được giữ insulin trong tủ đông hoặc ở những nơi không khí nóng. Ngoài ra, tránh xa ánh sáng mặt trời. Quá nhiều nhiệt, hơi lạnh hoặc ánh sáng cũng có thể gây hại cho insulin.

Nếu cơ thể của bạn được tiêm insulin nhưng vẫn không làm giảm lượng đường trong máu, bạn có thể phải uống thuốc tiểu đường hoặc một số loại tiêm chích khác.

Thuốc tiểu đường thì an toàn và dễ sử dụng. Hãy nói ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu xấu hay vấn đề xảy ra với thuốc.

Hãy nhớ rằng, bạn vẫn phải tuân thủ một kế hoạch ăn uống và tập thể dục để giúp giảm lượng đường huyết.

Đôi khi, những người dùng thuốc tiểu đường có thể cần tiêm insulin trong một thời gian. Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị bệnh nặng, cần phải đi đến bệnh viện hoặc có thai. Bạn cũng có thể cần đến chúng nếu thuốc tiểu đường không làm giảm lượng đường trong máu.

Bạn có thể ngừng dùng thuốc viên nếu đang giảm cân. Giảm cân cũng có thể giúp giảm lượng đường huyết.

Nếu bạn không sử dụng insulin hoặc thuốc tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường cần làm theo lời khuyên của bác sĩ về việc ăn uống và tập thể dục đầy đủ.

4/ Kiểm tra đường huyết của bạn mỗi ngày

Chăm sóc bệnh tiểu đường mỗi ngày

Bạn cần phải biết mình đã chăm sóc bệnh tiểu đường tốt như thế nào. Hay bạn cũng cần biết lượng đường trong máu của bạn đang ở mức nào. Cách tốt nhất để có câu trả lời đó là hãy kiểm tra máu. Nếu nó có quá nhiều đường hoặc quá ít, bác sĩ sẽ phải thay đổi cách ăn uống, tập thể dục hoặc kế hoạch chữa bệnh cho bạn.

Một số người xét nghiệm máu mỗi ngày một lần. Những người khác thì làm điều đó 3 – 4 lần một ngày. Bác sĩ có thể muốn bạn kiểm tra trước khi ăn, trước khi đi ngủ, và đôi khi vào giữa đêm. Hãy hỏi bác sĩ bao lâu và khi nào bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu của mình.

Làm thế nào để kiểm tra đường trong máu của bạn?

Bạn cần dùng cây kim được gọi là lưỡi trích và một băng thử nghiệm máu đặc biệt. Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách kiểm tra máu. Dưới đây là các bước cơ bản để làm theo:

♦ Hãy chích một mũi nhỏ lên đầu ngón tay để lấy máu.

♦ Cho giọt máu lên băng thử.

♦ Đặt băng thử vào dụng cụ đo. Dụng cụ đo lường đường huyết sẽ hiển thị số lượng đường trong máu của bạn, ví dụ như 128.

Khi bạn chích lưỡi trích vào tay sẽ cảm thấy hơi đau. Hãy chỉ sử dụng lưỡi trích một lần và vứt bỏ cẩn thận sau khi sử dụng. Hỏi bác sĩ hoặc y tá cách để xử lý chúng an toàn.

Bạn có thể mua lưỡi trích, băng thử máu, và máy đo lường tại các hiệu thuốc. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về kiểu loại nên mua. Và nhớ nên mang theo các vật phẩm xét nghiệm máu khi gặp bác sĩ hoặc y tá để học cách sử dụng đúng cách.

Các xét nghiệm khác cho bệnh tiểu đường 

Xét nghiệm nước tiểu: Bạn có thể cần phải thử nước tiểu hoặc chỉ số ketone trong máu khi bạn bị bệnh hoặc lượng đường trong máu trên 240 trước khi ăn. Chỉ số ketone tăng khi cơ thể bạn không có đủ insulin trong máu, dẫn đến bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường.

Bạn có thể mua que thử để thử nghiệm ketone nước tiểu tại các hiệu thuốc. Ngoài ra, một số máy đo lượng đường huyết có thể phát hiện ketone với các que thử chuyên dụng.

Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy ketone khi bạn thử nghiệm. Bạn có thể bị “ketoacidosis” (axit tiểu đường). Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu của axit tiểu đường là:

♦ Nôn mửa

♦ Mệt mỏi

♦ Thở nhanh

♦ Hơi thở có mùi

Axit tiểu đường có nhiều khả năng phát triển ở những người bị tiểu đường phụ thuộc insulin.

Xét nghiệm hemoglobin A1c (HbA1c): Phản ánh lượng đường trong máu trung bình của bạn trong 3 tháng qua, cho thấy có bao nhiêu đường dính vào hồng cầu của bạn. Bác sĩ sẽ làm bài kiểm tra này để xem lượng đường trong máu của bạn là bao nhiêu.

Để làm xét nghiệm, bác sĩ hoặc y tá sẽ lấy một mẫu máu của bạn. Máu sẽ được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phòng thí nghiệm sẽ gửi kết quả lại cho bác sĩ.

Hãy đến gặp bác sĩ để xét nghiệm HbA1c 3 tháng một lần.

Lưu trữ hồ sơ bệnh lý hàng ngày

Bạn nên ghi lại kết quả xét nghiệm máu mỗi ngày trong sổ ghi chép hoặc nhật ký. Bạn cũng có thể ghi chú thêm những gì bạn ăn, cảm giác của bạn, và bạn đã tập thể dục bao nhiêu.

Bằng cách lưu trữ hồ sơ bệnh lý hàng ngày về xét nghiệm máu và nước tiểu, bạn sẽ biết được mình đã chăm sóc bệnh tình tốt như thế nào. Hãy đưa hồ sơ ghi chép ấy cho bác sĩ. Họ có thể sử dụng để xem liệu bạn có cần phải thay đổi liều lượng insulin, thuốc tiểu đường hoặc kế hoạch ăn uống hay không. Hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá nếu bạn không biết ý nghĩa của kết quả xét nghiệm.

Những điều cần bạn cần viết ra mỗi ngày trong sổ ghi chép của mình:

♦ Khi bạn có lượng đường trong máu thấp

♦ Khi bạn ăn nhiều hơn hoặc ít thức ăn hơn hằng ngày

♦ Khi bạn cảm thấy bị bệnh hoặc rất mệt mỏi

♦ Loại hoạt động tập thể dục của bạn là gì và trong bao lâu

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giải pháp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường tại đây!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh tiểu đường: Đúng và sai
  • 20 lý do khiến đường huyết không ổn định
  • Bệnh tiểu đường ở trẻ có thể ngăn ngừa không?
  • Bật mí mối quan hệ giữa mật ong và bệnh tiểu đường
  • 12 yếu tố hàng đầu làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!