Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đây thôi mà trẻ đã bước tới mốc thời gian quan trọng: chuẩn bị bước tới giai đoạn 1 năm tuổi. Còn gì khiến bạn vui hơn khi mọi cố gắng của bạn trong việc chăm sóc cho con yêu khỏe mạnh lớn nhanh đều đạt được kết quả tốt?
Chuẩn bị sinh nhật đầu tiên:Điều quan tâm tháng này với trẻ là tổ chức sinh nhật tròn 1 tuổi của trẻ. Đây cũng là thời điểm bạn xứng đáng được chúc mừng vì đã vượt qua được một năm đầy vất vả hoàn thành công việc của những người cha người mẹ tốt và chuẩn bị chờ đón những tháng ngày vất vả tiếp theo. Hãy dành cho trẻ những tình cảm ấm áp nhất qua những cái ôm hôn thắm thiết, những lời chúc mừng từ mọi người và đừng quên lưu lại những bức ảnh về thời khắc tuyệt vời này.
Không tạo cho trẻ tính đòi hỏi: Trẻ vẫn còn đang trong độ tuổi coi mình là trung tâm của vũ trụ nên tính ích kỷ và tính sở hữu rất cao. Để khắc phục điều này, bạn nên thiết lập các giới hạn để dạy trẻ phải giao tiếp một cách cân nhắc và tôn trọng người khác. Nói ngắn gọn lại là không phải trẻ muốn đòi gì cũng được.
Khuyến khích trẻ 12 tháng tuổi tập đi bằng cách tạo nhiều cơ hội để trẻ tự di chuyển mà không có sự hỗ trợ như:
- Không nên thường xuyên bồng ẵm trẻ đi lại mà để trẻ tự tìm đến nơi trẻ cần.
- Sắp xếp đồ đạc để trẻ có chỗ vịn tay an toàn và thuận tiện dọc đường đi.
- Bỏ tất cả những vật gây nguy hiểm trẻ có thể nắm phải như khăn trải bàn dạng rủ hoặc ổ cắm điện.
Ðặt tên cho mọi vật:Hãy không ngừng nói chuyện với trẻ và dán nhãn vào đồ vật. Ðếm những bậc cầu thang khi con bạn đi lên và chỉ vào tên cùng màu sắc của trái cây hay hoa quả ở cửa hàng thực phẩm. Ðọc cho trẻ nghe những cuốn sách có tranh ảnh minh họa và yêu cầu trẻ chỉ hay gọi tên những nhân vật quen thuộc. Hỏi về suy nghĩ của trẻ: thích mang tất màu đỏ hay màu xanh, hoặc trẻ thích chơi với bạn gấu Teddy hay bạn búp bê Babie...
Thường xuyên chăm sóc răng miệng: Bạn nên thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ ở nhà, nhưng không nhất thiết phải dùng bàn chải và kem đánh răng cho đến khi những chiếc răng hàm thứ hai nằm sâu bên trong nhất thường mọc trong khoảng 20 đến 30 tháng tuổi. Chỉ cần lau sạch răng trước khi đi ngủ bằng gạc ướt hoặc một chiếc khăn mặt và nước. Nếu trẻ thấy khó chịu, hãy đưa cho trẻ cầm bàn chải để làm trẻ phân tâm.
Hãy để trẻ học hỏi và quan sát:Trẻ 12 tháng tuổi đã thích bắt chước hành vi của những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ của trẻ. Đó là cách trẻ học những hành vi cơ bản. Bạn có thể bắt gặp trẻ đang cố gắng chải tóc, lau bàn bằng yếm của trẻ, nhấn nút trên điện thoại hoặc đeo thử kính mắt của bạn. Bên cạnh đó, trẻ cũng học những từ ngữ và cách nói của bạn.
Dạy ngôn ngữ và thái độ:Nhiều trẻ 12 tháng tuổi đã bập bẹ nói được những câu ngắn, đầy đủ giọng điệu mà nhưng đôi khi bạn nghe không hiểu trẻ đang nói gì. Hãy tận dụng sự tiếp thu của trẻ để bắt đầu dạy trẻ cách ứng xử và làm thế nào để giúp đỡ người khác. Hãy nhấn mạnh từ ‘làm ơn’ và ‘cảm ơn’ khi bảo cháu làm điều gì và làm cho các trò chơi của trẻ thêm thú vị bằng cách chuyển hướng sang một trò chơi mới.
Làm cho giờ đi ngủ trở nên thoải mái hơn: Khi trẻ ngủ những giấc ngắn trong ngày, bạn sẽ có chút ít thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Nhưng khi con bạn được gần 1 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu không chịu ngủ trưa, và sự tự do phát triển sẽ khiến cháu làm rối loạn giờ giấc ngủ. Bằng việc hát ru hoặc đọc truyện cho trẻ sẽ giúp trẻ có thêm điều kiện tiếp xúc với sách truyện vừa tạo cho trẻ cảm giác buồn ngủ nhanh hơn.
Lưu ý một số trò đùa có thể gây nguy hiểm:Một số trò đùa có thể mang lại tiếng cười cho trẻ, tuy nhiên nó cũng có thể gây nên những nguy hiểm đáng tiếc đến trẻ mà người lớn không thể lường trước được:
- Hạn chế cưng nựng trẻ: Có những trò chơi bạn nghĩ là vô hại nhưng sự thật lại vô cùng nguy hiểm cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, thậm chí trường hợp nguy hiểm hơn có thể gây tàn tật cho trẻ mãi mãi.
- Bóp mũi trẻ: Điều này sẽ khiến trẻ bị viêm niêm mạc mũi, giãn mạch máu, thậm chí hỏng màng nhầy dẫn đến giảm chức năng cản bụi và chất bẩn trong không khí khi trẻ hít thở.
- Ném trẻ lên cao: Trò chơi này có nguy cơ làm trẻ bị trật khớp cổ tay, sái tay hoặc chóng mặt, nôn mửa. Trẻ có thể bị những chấn động tâm lý do sợ hãi.
- Không nên để trẻ cười quá nhiều: Không nên để cho trẻ cười quá nhiều vì có thể khiến trẻ bị ngạt thở do thiếu oxy. Trong trường hợp trẻ cười to do bị cù, xoagây áp lực trong bụng trẻ tăng cao. Đặc biệt lúc trẻ đang ăn mà trẻ cười quá nhiều cũng có thể dẫn tới viêm ruột thừa, lồng ruột, thậm chí tắc ruột hoặc bị sặc đường hô hấp.
- Nắm lấy tay trẻ và lăng theo vòng tròn: Trò chơi này có nguy cơ làm trẻ bị trật khớp cổ tay, sái tay hoặc chóng mặt, nôn mửa. Trường hợp trẻ chấn động tâm lý do sự hãi trẻ có những biểu hiện hoảng loạn, khóc lóc và hay giật mình.
- Không nên ném đồ ăn vào miệng trẻ: Vì đây là hành động gây nguy hiểm tới tính mạng cho trẻ bởi khi trẻ cười mà đồ ăn vào miệng, trẻ sẽ phản ứng đột ngột là hít vào để lấy không khí nên dễ bị nghẹn, sặc.
Trẻ được chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới, lại sẽ là nhưng lo lắng và chăm sóc mới. Hãy quan tâm tới sự phát triển của trẻ để trẻ luôn là một đứa trẻ khỏe mạnh, thông mình và ngoan ngoãn nhé.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Thùy Chi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!