Bạn ổn, nhưng bạn vẫn cảm thấy lo ngại.
Các câu bạn nên hỏi bác sĩ:
1. Các yếu tố nguy cơ đối với ung thư gan là gì?
2. Tôi tin/biết rằng tôi có nguy cơ cao bị ung thư gan (ví dụ: xơ gan nặng, viêm gan B và C mạn tính):
- Theo bác sĩ thì việc sàng lọc có thích hợp với tôi không?
- Bác sĩ khuyên tôi nên làm những xét nghiệm nào?
- Những hạn chế và rủi ro của việc sàng lọc là gì?
Các bước tiếp theo:
1. Khám sức khỏe thường xuyên. Nếu bạn có nguy cơ cao đối với ung thư gan, tức là hiện tại bạn đang bị xơ gan nặng hoặc viêm gan B hoặc C mạn tính, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiến hành sàng lọc hoặc theo dõi thường xuyên đối với ung thư gan.
2. Biết tiến trình thực hiện. Nếu bạn quyết định tiến hành sàng lọc, hãy chắc chắn bạn có kế hoạch rõ ràng để kiểm tra tích cực.
3. Tiêm vắc-xin viêm gan B. Nếu bạn chưa tiêm phòng, hãy tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B, nguyên nhân số một của ung thư gan.
Việc đặt đúng câu hỏi có thể cung cấp những thông tin mà bạn cần để kiểm soát sức khỏe. (Ảnh minh họa: Internet)
Bạn vừa được chẩn đoán
Việc bạn tìm hiểu thêm về kết quả chẩn đoán có thể giúp bạn thu thập thêm thông tin, các câu hỏi bạn có, và các bước bạn cần phải thực hiện. Bạn càng biết nhiều thì sự chuẩn bị của bạn sẽ càng tốt hơn để đưa ra các quyết định về việc chăm sóc.
Các câu bạn nên hỏi bác sĩ:
- Loại ung thư gan tôi mắc phải? Ung thư khu trú hay ở giai đoạn muộn? Có thể cắt bỏ được không?
- Tôi ung thư ở giai đoạn nào? Nó đã di căn đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể chưa?
- Những loại xét nghiệm nào được thực hiện đối với bệnh ung thư?
- Các kết quả của những xét nghiệm này có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn điều trị và cơ hội phục hồi của tôi?
- Đã có kết quả giải phẫu bệnh chưa? Tôi có thể xin 1 bản sao không?
>> Xem thêm: Hỏi đáp về ung thư gan
Vân Doãn (Cancercompass)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!