Chăm sóc nhũ hoa đúng cách khi mang thai để bảo vệ sức khỏe

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/04/2024

Một số đặc điểm khi mang thai ngoài việc ốm nghén, thay đổi cân nặng và có hiện tượng sưng, phù nề cơ thể, thì vùng ngực của mẹ bầu sẽ phát triển to hơn mức bình thường. Do vậy việc chăm sóc vùng ngực khi mang thai cũng là điều quan trọng thiết yếu, do nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ và khả năng tiếp thụ dinh dưỡng của trẻ.

Một số đặc điểm khi mang thai ngoài việc ốm nghén, thay đổi cân nặng và có hiện tượng sưng, phù nề cơ thể, thì vùng ngực của mẹ bầu sẽ phát triển to hơn mức bình thường. Do vậy việc chăm sóc vùng ngực khi mang thai cũng là điều quan trọng thiết yếu, do nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ và khả năng tiếp thụ dinh dưỡng của trẻ.

Chăm sóc nhũ hoa khi mang thai

Trong những tháng cuối thai kì, đầu nhũ hoa thường tiết ra những giọt dịch loãng màu vàng gọi là sữa non. Sữa non chứa rất nhiều dinh dưỡng và khoáng chất, được xem là thực phẩm vàng đối với trẻ sơ sinh.

Do vậy để bảo vệ nguồn dinh dưỡng cho con, mẹ bầu nên chú ý các phương pháp chăm sóc nhũ hoa trong thời kì thai sản như sau:

Chăm sóc nhũ hoa đúng cách khi mang thai để bảo vệ sức khỏe

  • Lựa chọn áo ngực phù hợp tránh làm tổn thương hoặc chảy xệ ngực. Mẹ bầu nên tránh mặc các loại áo ngực quá chật hoặc áo bó, đồng thời cũng nên sử dụng các loại áo lá hoặc áo ngực bà bầu để giúp vùng ngực được thông thoáng, không bị bí bách quá nhiều.

  • Vệ sinh ngực và nhũ hoa mỗi ngày một lần. Dùng vải mềm và nước ẩm để lau người kĩ lưỡng. Tránh việc tác động mạnh lên nhũ hoa quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc.

  • Massage và kết hợp chườm nóng vùng ngực nhẹ nhàng nếu cảm thấy bị cương tức, cứng và đau. Mỗi lần massage và chườm nóng, mẹ bầu cần chú ý thời gian không tác động đến vùng ngực quá 5 phút và không nên massage quá thường xuyên đầu nhũ hoa.

  • Kiểm tra đầu nhũ hoa, tránh để nhũ hoa bị lún, thụt vào trong sẽ gây khó khăn trong quá trình cho con bú sau này.

  • Không nên tác động vào ngực và nhũ hoa trong những tháng cuối thai kì. Việc xoa nắn không đúng cách có thể gây ra hiện tượng sinh non do co bóp tử cung.

Căng tức nhũ hoa, liệu có vấn đề?

Estrogen là loại hormone được xem là nguyên nhân chính gây hiện tượng căng, tức và đau đớn cho vùng ngực ở thai phụ. Loại hormone này được sản xuất và dự trữ từ tuyến mỡ, do vậy để giảm tình trạng đau, tức nhũ hoa, mẹ bầu nên tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo và tăng cường sử dụng các loại rau, củ, quả cùng tinh bột trong thực đơn của mình.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chú ý kiểm tra thường xuyên và kiểm soát cân nặng của mình. Tránh việc tăng cân quá nhanh và cùng một lúc, sẽ khiến lượng mỡ dư thừa bên trong cơ thể được hình thành và tăng cao, dẫn đến việc thúc đẩy sản xuất estrogen gây căng tức cơ ngực.

Chăm sóc nhũ hoa đúng cách khi mang thai để bảo vệ sức khỏe

Hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc chế phẩm chứa chất kích thích

Ngoài ra, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc chế phẩm chứa chất kích thích như caffeine. Chất kích thích thường không tốt cho cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng chế phẩm, thức phẩm chứa chất kích thích cũng giúp mẹ bầu giảm thiểu các cơn đau và cảm giác căng tức ở vòng một. Do vậy, mẹ bầu nên tránh uống, ăn các loại thức phẩm như cà phê, rượu, bia, nước ngọt, ca cao hoặc kem...đồng thời cũng nên tránh ăn các món có vị cay, nóng, quá lạnh hoặc nhiều đường. Một số loại thuốc giảm đau cũng nằm trong dánh sách cần tránh xa trong quá trình thai kì nếu mẹ bầu không muốn khó chịu nhũ hoa khi mang thai.

Đồng thời, mẹ bầu nên bổ sung nhiều vitamin B, C và Canxi với các thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, thường xuyên bổ sung rau xanh, trái cây và nước ép trái cây cho cơ thể để giảm cơn đau, căng tức ngực do các khoáng chất này sẽ giúp hạn chế việc sản sinh ra hormone Prolactin - cũng là một trong số nguyên nhân chính gây đau tức nhũ hoa ở sản phụ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!