Trong quá trình mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi. Biến chứng có thể xảy ra trong bất kì giai đoạn nào của thai kì và có ảnh hưởng nghiêm trọng ở các mức độ khác nhau đến sức khỏe và cơ thể của thai phụ và thai nhi. Vì vậy, hãy chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu thật tốt để tránh những biến chứng khi mang thai.
1. Mẹ thường gặp những biến chứng nào khi mang thai?
Hơn 9 tháng mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi mà tất cả các bà mẹ tương lai đều phải trải qua. Dưới đây là một số biến chứng khi mang thai phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến mẹ và bé trong suốt hành trình mang thai.
Sảy thai
Biến chứng sảy thai đa số diễn ra trong khoảng 20 tuần đầu thai kỳ và hơn 80% các ca sảy thai diễn ra trước tuần thai thứ 12. Trường hợp sảy thai trong ba tháng đầu thai kỳ là do các bất thường nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh, âm đạo rỉ máu hoặc chảy máu bất thường. Đây là dấu hiệu đầu tiên của sảy thai, vì vậy nếu các mẹ có nhận thấy những hiện tượng này thì hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Sinh non
Khi mang thai, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện các cơn co thắt thường xuyên làm cho cổ tử cung giãn nở và mở rộng trước 36 tuần thai, thì đây là dấu hiệu mẹ có khả năng sinh non. Và nếu chào đời vào lúc này, em bé được xem là sinh thiếu tháng, tình trạng này sẽ là nguyên nhân của nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.
Cao huyết áp (tiền sản giật)
Cao huyết áp xuất hiện trong khoảng giữa thai kỳ khi huyết áp của thai phụ tăng cao. Các triệu chứng thường gặp bao gồm sưng mặt và tay, nguyên nhân chính xác của tiền sản giật không được xác định rõ. Hiện nay, khoảng 8% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật.
Thiếu ối
Thiểu ối là tình trạng khi túi ối có quá ít chất lỏng trong bụng mẹ, và nó không đủ khả năng hỗ trợ thai nhi phát triển. Khoảng 4% phụ nữ mang thai có nồng độ nước ối thấp ở một số thời điểm trong thai kỳ, và thường là ở ba tháng đầu thai kỳ. Nếu gặp trường hợp thiểu ối, mẹ cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận để đảm bảo thai nhi trong bụng mẹ vẫn phát triển bình thường cho tới khi mẹ sinh đẻ.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi cơ thể không thể xử lý được carbohydrate trong khi mang thai. Các triệu chứng này thường nhẹ và không đe dọa đến các phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong máu tăng lên ở người mẹ làm tăng tỉ lệ các biến chứng xuất hiện ở trẻ em như: trẻ sinh bị thừa cân, vàng da, hạ đường huyết.
Nhiều con số cho thấy, gần 40% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ phát triển thành bệnh tiểu đường nặng hơn trong vòng 5-10 năm sau khi sinh con và có thể cao hơn nếu phụ nữ bị béo phì.
Thai ngoài tử cung
Khi trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung sẽ được gọi là thai ngoài tử cung. Trong trường hợp này, nếu không phát hiện bệnh sớm thì phôi thai sẽ phát triển nhanh chóng và có thể làm vỡ ống dẫn trứng hay gây chảy máu bên trong cơ thể, dẫn đến tử vong.
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai ở vị trí thấp hơn bình thường, nằm bên cạnh hoặc bao quanh cổ tử cung của người mẹ khi mang thai. Mẹ có thể không cần quá lo lắng khi được chẩn đoán nhau tiền đạo ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Nhưng nếu nhau thai vẫn tiếp tục ở vị trí thấp trong suốt thời gian mang thai, thì có thể gây chảy máu dẫn đến sinh non và các biến chứng nguy hiểm khác.
Phòng ngừa các biến chứng khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai ba tháng đầu bị tiểu đường phải ăn kiêng sao cho đúng?
Những tai biến sản khoa 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết
Những điều cần biết về xét nghiệm Beta HCG thai ngoài tử cung
OGTT trong xét nghiệm tiểu đường là gì?
2. Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu tránh các biến chứng khi mang thai
Mang thai là thời gian vất vả đối với mẹ bầu, cho nên mẹ cần được chăm sóc kỹ lưỡng trước khi sinh sớm và liên tục. Thăm khám sớm giúp mẹ có thể nhận biết sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý và các biến chứng khi mang thai để giảm thiểu các rủi ro. Các yếu tố khác có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, cho nên các mẹ bầu luôn phải chú ý:
- Duy trì cân nặng phù hợp
- Chế độ ăn uống cân bằng mà giữ được lượng đường huyết trong máu của bạn ổn định
- Vận động thường xuyên
- Tránh dùng các loại sữa và thực phẩm chưa tiệt trùng
- Tránh xa các loại động vật hoang dã và động vật chưa được tiêm phòng, tuyệt đối không được ở gần mèo
- Tránh gặp và tiếp xúc với người có bệnh dịch lây nhiễm
- Thăm khám bác sỹ định kỳ và tiêm vắc-xin đúng thời điểm.
Những thông tin Lily & WeCare chia sẻ trên đây chắc chắn sẽ giúp ích cho các mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Vì thế, mẹ cần thực hiện thật tốt những chế độ trên để có một thai kỳ khỏe mạnh và tránh những biến chứng khi mang thai.>>> Xem thêm: Phòng ngừa các biến chứng khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!