Khi trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, hiện tượng co giật vì sốt sẽ diễn ra, và tình trạng này hay diễn ra ở các trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Việc chăm sóc trẻ sau sốt co giật như thế nào không phải bậc cha mẹ nào cũng biết, do vậy Lily & WeCare sẽ cung cấp thông tin này tới các bạn để có thể chăm sóc và xử lý các tình huống ở con nhỏ tốt hơn.
Đặc điểm của trẻ khi bị co giật do sốt
Thường những trẻ em bị co giật khi sốt cao đã có người thân cũng mắc chứng này trước đó. Những cơn co giật có thể xuất hiện ngay từ lần sốt đầu tiên của trẻ, khi nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao hơn 39 độ C. Khi trẻ hạ sốt thì cơn co giật cũng biến mất và có thể sẽ co giật lại nếu tiếp tục sốt sau đó.
Trẻ sẽ gồng cứng người, co rút người và toàn thân rung giật, mắt trẻ trợn ngược, sùi bọt mép, hơi thở khò khè, nghiến chặt răng và tiêu tiểu không kiểm soát được.
Nhiều trường hợp trẻ bị mất ý thức tạm thời và những cơn co giật cũng kéo dài ngắn hơn 10-15 phút. Sau cơn co giật, ý thức của trẻ cũng được phục hồi nhưng trẻ sẽ cảm thấy mệt, buồn ngủ và không có ý thức gì về cơn co giật trước đó.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng co giật do sốt cao
Những cơn sốt cao thường gây ra co giật ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi là do não bộ của trẻ khi ấy chưa phát triển một cách toàn diện và có sự nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ trong cơ thể. Do đó, sốt cao có thể kích thích não bộ của trẻ và khiến trẻ bị co giật. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng bị co giật khi sốt cao và những trẻ mắc hiện tượng này cũng là do não của trẻ nhạy cảm hơn so với những trẻ khác.
Chăm sóc trẻ sau sốt co giật như thế nào?
Việc chăm sóc trẻ sau sốt co giật như thế nào không phải bậc cha mẹ nào cũng biết, những hướng dẫn sau đây hy vọng có thể giúp các bậc phụ huynh xử lý tình huống sau những cơn co giật do sốt cao của trẻ:
- Sau những cơn co giật, trẻ sẽ rất mệt và buồn ngủ, hãy để trẻ ngủ yên từ 1-2 giờ sau đó.
- Cha mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng và ngửa đầu trẻ ra phía sau một chút.
- Nếu có chất nôn hay đờm nhớt ở miệng trẻ, hãy vệ sinh sạch sẽ.
- Tiến hành đo lại nhiệt độ cơ thể cho bé.
- Cho trẻ uống Paracetamol dạng siro để hạ sốt cho trẻ với liều dùng là 10-15mg/kg cân nặng/6 tiếng sau khi trẻ đã tỉnh táo lại.
- Cho trẻ uống nhiều nước sau cơn co giật.
Thực tế, phụ huynh nên đưa con mình tới các cơ sở y tế để có biện phápchăm sóc trẻ sau sốt co giật thích hợp. Ngay sau khi trẻ co giật từ lần sốt đầu tiên, việc thăm khám ngay sẽ hạn chế được tình trạng trẻ sẽ tái diễn tình trạng này ở những lần sốt cao sau đó. Những đánh giá này sẽ khiến cho phụ huynh yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu không may trẻ có cơn co giật sau thì trẻ cũng đã được ở trong viện.
Sai lầm cha mẹ thường gặp khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ
Làm gì khi trẻ 1 tuổi suy dinh dưỡng?
Thời điểm nào là thích hợp để mẹ cai sữa cho trẻ?
Mẹo dạy trẻ tập đi đúng cách và hiệu quả nhất
Giúp mẹ giải mã tiếng khóc của trẻ
Những lưu ý khi con bạn bị co giật vì sốt cao
Những cơn co giật đa phần chỉ kéo dài 5 phút nên cha mẹ phải bình tĩnh. Ghi nhớ thời gian xảy ra cơn co giật. Đặt trẻ nằm nơi thăng bằng và để tất cả những vật có thể gây nguy hại cho trẻ ra chỗ khác, không được cố giữ chặt trẻ mà hãy đảm bảo trẻ không bị ngã khỏi giường.
Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa, đầu trẻ hơi nghiêng về một bên hoặc tốt nhất là để trẻ nằm nghiêng về một bên để đường thở không bị tắc nghẽn. Hãy nhẹ nhàng lấy hết những thứ mắc trong miệng trẻ khi có thể. Tuyệt đối không được cho trẻ ăn uống gì khi trẻ đang bị co giật.
Hạ sốt cho trẻ càng nhanh càng tốt và tiến hành chăm sóc trẻ sau sốt co giật đúng cách.
Hy vọng với những hướng dẫn trên đây của Lily & WeCare, cha mẹ đã có thể chăm sóc trẻ sau sốt co giật đúng cách và an toàn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!