Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh rất nguy hiểm và có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng thậm chí tử vong. Vì vậy khi trẻ sơ sinh bị mắc bệnh sởi nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng và lúng túng, không biết phải xử lý thế nào. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởinhư thế nào? Lily & WeCaremời bạn tham khảo bài viết này.
1. Bạn biết gì về bệnh sởi?
- Sởi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người bị nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho \, hắt hơi, nói chuyện,.. Bệnh lây lan ở những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư. Do vậy bệnh dễ lan thành dịch.
- Bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên những năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.
- Là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ở những người có hệ miễn dịch kém, bệnh sởi dễ dẫn tới biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy,...có thể gây tử vong.
2. Các dấu hiệu, triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị sởi như thế nào?
- Khi trẻ sơ sinh bị bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7-21 ngày, sau đó có thể xuất hiện đầy đủ các triệu chứng như sau:
- Trẻ có hiện tượng sốt cao trên 39 độ C
- Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng.
- Chảy nước mắt, nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
- Ban mọc theo thứ tự bắt đầu từ ngày thứ nhất từ đầu, cổ, mặt; ngày thứ 2 ngực, lưng, cánh tay, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân thì hết sốt và ban bắt đầu bay.
3. Khi nào bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?
Bạn cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt cao liên tục từ 39-40 độ C trở lên
- Khó thở, thở nhanh
- Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ
- Phát ban toàn thân mà vẫn sốt
4.Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởi như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị sởichưa có biện pháp điều trị chuyên biệt nào cả. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, điều trị bệnh sởi cho trẻ sơ sinh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng. Cách ly trẻ ngay tại phòng riêng, ngay khi trẻ mới sốt và viêm họng, bảo đảm thoáng, sáng, tránh gió lùa, không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác.
Vệ sinh sạch sẽ
Hàng ngày các mẹ nên vệ sinh thân thể cho bé bằng nước ấm để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da, nhỏ mắt mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt, mũi chuyên dùng khoảng 3,4 lần/ ngày.
Để tránh lây nhiễm cho bản thân và người xung quanh bạn nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc vớitrẻ sơ sinh bị sởi. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc hoặc chế biến thức ăn cho trẻ bị bệnh
Giặt riêng quần áo của trẻ, tốt nhất là giặt bằng nước nóng, phơi nơi có nắng. Thay ga, gối, chăn sạch. Vệ sinh môi trường: Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ, vật dụng của trẻ.
Điều trị cơn sốt
Để điều trị cơn sốt khi trẻ sơ sinh bị sởi, các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc Paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt, giảm đau và mỏi. Tất nhiên là đối với trẻ sơ sinh bạn nên cho trẻ uống theo chỉ định liều lượng của các bác sĩ. Nên lau người bằng khăn ấm để hạ sốt.
Chế độ ăn uống
Trẻ sơ sinh bị sởi cần cho bú mẹ liên tục và tăng cường để tăng sức đề kháng. Đối với những trẻ đang bắt đầu ăn bổ sung, ngoài sữa mẹ cần ưu tiên khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng. Đồ ăn cần được chế biến dạng lỏng, dễ tiêu hóa.
Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như: cá rô, cá chép, tôm càng, tôm nõn, thịt dê, thịt chó, thịt gà,...
Thuốc giảm ho
Cho trẻ uống nước ấm, đặc biệt là nước mật ong, chanh để thả lỏng đường hô hấp, giảm chất nhầy đường hô hấp hoặc giảm ho. Trẻ sơ bị sởi thường sốt cao, hãy cho bé uống nhiều nước, có thể cho bé uống thêm sữa, nước cam, nước hoa quả khác để bù nước, cung cấp vitamin C và tăng sức đề kháng. Uống oresol để chống mất nước.
Qua bài viết này, Lily & WeCare hi vọng các mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóctrẻ sơ sinh bị sởiđể giúp con nhanh lành bệnh tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chúc các bé khỏe mạnh!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!