Chăm sóc trẻ viêm VA như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 05/11/2024

Viêm VA là bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường xuyên tái phát và gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ không biết cách chăm sóc bé bị viêm VA. Vì vậy, thông qua bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ giúp các bậc cha mẹ chăm sóc bé bị viêm VA đúng cách.

Viêm VA là bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường xuyên tái phát và gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ không biết cách chăm sóc bé bị viêm VA. Vì vậy, thông qua bài viết dưới đây, Lily & WeCaresẽ giúp các bậc cha mẹ chăm sóc bé bị viêm VA đúng cách.

Chăm sóc trẻ viêm VA như thế nào?

1. Nhận biết bé bị viêm VA

Bệnh viêm VAthường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn.

Khi bị viêm VA, trẻ sẽ có biểu hiện sốt trên 38 độ C, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Khi bé bị viêm VA sẽ có biểu hiện ho, sốt cao, đau họng... Trong trường hợp bé bị viêm VA cấp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển thành VA mạn tính hay VA quá phát. Bệnh nặng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, áp xe thành sau họng...

Chăm sóc trẻ viêm VA như thế nào?

2. Các biến chứng của viêm VA

Viêm tai giữa là một trong những nhóm biến chứng cơ bản thường gặp của viêm VA. Một số biến chứng về tai thường thấy như viêm tai giữa cấp, viêm xương chũm cấp, viêm tai thanh dịch do quá trình viêm lan vào tai thông qua lỗ vòi tai.

Biến chứng của viêm VA còn có thể bắt gặp ở mũi, phổi, phế quản và hệ tiêu hoá của bệnh nhân. Các biến chứng này là chứng viêm mũi mủ hoặc viêm xoang ở trẻ em, áp xe thành sau họng, co thắt thanh quản gây khó thở thanh quản, viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản, viêm cầu thận cấp hay rối loạn tiêu hoá.

Bệnh thường tiến triển âm thầm, không có biểu hiện rõ rệt bên ngoài. Đối với trẻ nhỏ khi mắc bệnh này thường rất khó để phát hiện. Biểu hiện cụ thể chỉ là trẻ có khả năng nghe kém, trẻ không đau tai. Do vậy bệnh này có thể bị nhiều phụ huynh bỏ qua do nghĩ không ảnh hưởng gì xấu. Nhưng ngược lại. điều này làm ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ, học tập của trẻ do nghe kém. Nếu để lâu bệnh này sẽ dần dần chuyển thành viêm tai, thủng màng nhĩ, ảnh hưởng cực xấu đến khả năng nghe của trẻ.

Ngoài ra, trẻ bị mắc bệnh này thường không phát triển bình thường do rối loạn phát triển khối xương mặt và lồng ngực. Biểu hiện: mặt dài, hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng, xương ức nhô ra trước, xương sườn lép, ngực không nở.

Chăm sóc trẻ viêm VA như thế nào?

3. Chăm sóc bé bị viêm VA

Khi thấy những dấu hiệu bệnh của trẻ, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng trực tiếp thăm khám và điều trị. Thông thường khi bé bị viêm VA cấp thì có thể dùng thuốc để điều trị. Viêm VA mạn tính thì cần được điều trị ngoại khoa bằng cách nạo VA.

Việc điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do vậy người bệnh cần đi khám để được tư vấn chữa trị phù hợp.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống cho trẻ nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe:

- Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh nhằm cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống ôxy hóa, đặc biệt tốt là dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.

- Các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, cùng các thực phẩm khác như sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.

- Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bé bị viêm VAnên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa (có hàm lượng chất béo thấp). Nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh.

- Trẻ bị viêm VA thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, do đó cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng.

Chăm sóc trẻ viêm VA như thế nào?

Để cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày cho bé bịviêm VA

- Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng, làm tình trạng viêm phế quản gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo.

- Nên giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn vì sẽ làm gia tăng hiện tượng khó thở. Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu... dễ gây kích thích niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho.

- Tránh các loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì ăn những thực phẩm này sẽ khó làm long đờm.

Cha mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa trẻ tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tình trạng tiến triển bệnh của bé. Từ đó điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!