Chăm sóc vết tiêm phòng lao như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Tiêm phòng lao là cách tốt nhất để phòng ngừa virus lao cho trẻ, tuy nhiên sau khi tiêm trẻ có thể sẽ gặp phải một số biến chứng do tác dụng của thuốc. Vì vậy việc chăm sóc vết tiêm là hoàn toàn cần thiết đối với trẻ.

Tiêm phòng lao là cách tốt nhất để phòng ngừa virus lao cho trẻ, tuy nhiên sau khi tiêm trẻ có thể sẽ gặp phải một số biến chứng do tác dụng của thuốc. Vì vậy việc chăm sóc vết tiêm là hoàn toàn cần thiết đối với trẻ.

Phản ứng của trẻ sau khi tiêm phòng lao

Sau khi tiêm phòng lao, trẻ sẽ có những triệu chứng bất thường trong cơ thể như:

- Vết thương sưng, đau: Đây là biểu hiện thường thấy và nhanh nhất sau khi tiêm phòng cho trẻ. Vết thương sưng đau sẽ làm trẻ quấy khóc, tay bị tiêm sẽ ít được cử động, bé biếng ăn trong khoảng thời gian nhất định.

- Sốt: Phần lớn trẻ sốt nhẹ sau khi tiêm do tác dụng của thuốc vào cơ thể. Nếu bé sốt trên 38.5 độ, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt và cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ can thiệp kịp thời.

- Mưng mủ và loét ở vùng tiêm: Vài tuần sau khi tiêm phòng lao, vết tiêm sẽ có mưng mủ và dần để lại sẹo. Đây là phản ứng bình thường chứng tỏ vắc xin vào cơ thể đã có tác dụng và tạo được các kháng thể cần thiết để chống lại virus.

- Phát ban, nổi mề đay: Nhiều trường hợp trẻ bị nổi các mụn nhỏ có màu đỏ trên da. Tuy nhiên, những mụn này sẽ tự khỏi trong 1 đến 2 ngày mà không cần uống thuốc.

Những triệu chứng trên là hoàn toàn bình thường và không gây nguy hiểm cho bé nên người mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để những phản ứng đó được giảm nhẹ và bé nhanh khỏe lại thì người mẹ cần chăm sóc vết tiêm.

Chăm sóc vết tiêm phòng lao như thế nào?

Chăm sóc vết tiêm phòng lao

- Để vết thương không bị sưng và giảm đau, bác sĩ khuyên nên chườm lạnh cho bé. Người mẹ có thể bọc đá lạnh vào chiếc khăn mỏng và chườm lên vết tiêm, tuy nhiên việc này thường gây khó chịu cho bé nên chỉ thực hiện 2 đến 3 lần trong ngày.

- Không được xát chanh hoặc đắp bất kỳ loại thuốc nào vào chỗ tiêm để tránh gây kích thích khiến chỗ tiêm sưng, đau và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Không đụng, xoa vào vết tiêm sẽ gây đau cho bé và dễ làm vi khuẩn từ tay vào cơ thể thông qua vết thương.

- Sau khi tiêm, bạn nên cho bé mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc quần áo bó sát cơ thể, bí bách, khó chịu và gây đau.

- Trường hợp trẻ bị sốt nhẹ: pha nước nóng và lạnh theo tỷ lệ 1:2, dùng khăn mềm nhúng nước, vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thay nước và chườm liên tục lên trán; cho bé ăn và uống nhiều nước; chia nhỏ bữa ăn; cho bé bú mẹ nhiều hơn bình thường,...

- Trẻ bị ngứa, phát ban thì bạn chỉ cần giúp bé gãi nhẹ những vị trí gây ngứa và không nên bôi các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc vết tiêm phòng lao như thế nào?

Nếu như trẻ có những dấu hiệu sau đây thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ theo dõi và có phương pháp điều trị kịp thời:

- Sốt cao từ 38.5 độ trở lên và không có dấu hiệu thuyên giảm trong vòng 48 giờ

- Da nổi ban kèm triệu chứng co giật

- Người bé trở nên tím tái

- Khó thở, khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ

- Nôn mửa, đại tiện ra máu

- Trẻ không ăn uống, mất ý thức và ngủ li bì.

Trên đây là một số phản ứng của trẻ sau khi tiêm phòng lao và cách chăm sóc vết tiêm mà bố mẹ nên biết nhằm đề phòng các biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ. Chúc bố mẹ thực hiện thành công!

Xem thêm:

  • Cách giúp trẻ em không khóc khi đi tiêm phòng
  • Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!