Chán ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bài thuốc dân gian - 11/24/2024

Ăn không ngon miệng xảy ra khi cơ thể không cảm nhận được vị ngon của món ăn, mặc dù vẫn có nhu cầu về năng lượng.

Ăn không ngon miệng xảy ra khi cơ thể không cảm nhận được vị ngon của các món ăn, mặc dù cơ thể vẫn có nhu cầu về năng lượng.

Chán ăn có thể do bất kỳ nguyên nhân nào. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe, triệu chứng của một bệnh nào đó.

Khi ăn không ngon miệng thì sự tiêu thụ thực phẩm giảm, năng lượng cho mọi sinh hoạt của cơ thể cũng giảm đi, cung cấp không đủ dưỡng chất quan trọng, gây giảm cân, cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng miễn dịch.

Nguyên nhân:

1. Do mắc một số bệnh

- Suy nhược cơ thể khiến người bệnh ăn không ngon miệng.

- Rối loạn vị giác và khứu giác khiến cho người bệnh không biết được hương vị thực phẩm và không muốn ăn. 

2. Do nhiễm trùng

- Bệnh lao, bệnh AIDS…

- Bệnh nội tiết: tuyến giáp trạng ác tính, bệnh tiểu đường…

- Trầm cảm, stress, áp lực cuộc sống, buồn phiền vì sống cô lập hoặc mất người bạn đồng hành.

- Nghiện rượu: Rượu gây hư hao các chức năng và cấu trúc của gan, ảnh hưởng tới sự tiêu hóa, hấp thụ.

- Bệnh tim, phổi: Người bệnh yếu, mệt không muốn ăn. Các thuốc trị bệnh tim, phổi như steroid, theophyllin làm tăng hơi trong dầy, bệnh nhân cảm thấy no bụng, không muốn ăn.

- Bệnh ung thư: Đặc biệt là ung thư phổi, dạ dầy, đường tiêu hóa.

- Bệnh anorexia nervosa: Rối loạn ăn uống do tâm lý, người bệnh lúc nào họ cũng cho mình quá mập, gây nôn để loại bỏ thức ăn ra khỏi dạ dày. Bệnh hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là nữ giới.

Chán ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ảnh minh họa

3. Do tác dụng phụ của thuốc

- Thuốc amphetamine làm giảm sự thèm ăn, nhiều người béo phì muốn giảm cân đã sử dụng.

- Lạm dụng các loại thuốc kích thích thần kinh (thuốc lắc ectasy).

- Thuốc kháng sinh gây tiêu chảy và làm thay đổi mùi vị thực phẩm.

- Thuốc điều trị ung thư gây ăn mất ngon, đồng thời cũng gây táo bón, nôn, tiêu chảy.

- Các thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc an thần, thuốc ngủ giảm khoái cảm ăn uống.

- Vài loại thuốc gây khô miệng (cogentin, artane), khiến cho sự nhai nuốt thức ăn khó khăn.

- Thuốc chống đau nhức, thuốc trị cảm, chống nghẹt mũi.

Cách khắc phục:

- Nên ăn chung với gia đình, bạn bè thân thiết để tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn.

- Ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 2 hoặc 3 bữa ăn chính.

- Khi ăn nên nhai chậm để cảm nhận hương vị của món ăn và tạo ra cảm giác muốn ăn món đó.

- Không nên uống nhiều nước hoặc uống thuốc trước bữa ăn để tránh cảm giác no bụng, đầy bụng, gây cảm giác không muốn ăn.

- Hạn chế các món ăn có gas, cà phê...

- Nên uống 2 cốc sữa ít chất béo hoặc sữa đậu nành mỗi ngày, để có đủ năng lượng và chất đạm.

- Không uống rượu, hút thuốc: Đây là những chất kích thích niêm mạc dạ dày, ruột khiến cho ăn không thấy ngon. Nếu muốn uống một chút rượu gọi là 'khai vị' để giúp ăn ngon, nên uống trước bữa ăn khoảng nửa giờ.

- Uống đủ nước để miệng khỏi khô, khó nhai, nuốt thực phẩm.

- Đi bộ hoặc tập luyện nhẹ nhàng giúp cho cơ thể ăn ngon hơn, đồng thời cũng giúp cơ thể tiêu thụ chất dinh dưỡng.

- Giảm căng thẳng, stress bằng tâm lý trị liệu, áp dụng phương pháp thư giãn cơ thể, thiền định, tập trung hít thở để giảm bồn chồn, lo âu, nhờ đó có thể cải thiện sự ăn uống.

BS. Nguyễn Thị Thúy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!