Chàng trai 27 tuổi bị điện giật phải đoạn 2 tay và chân trái

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Để giữ mạng sống, anh phải trải qua 3 lần mổ cắt cụt hai tay và chân trái.

32 ngày điều trị bỏng điện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, người đàn ông sinh năm 1974 quê Châu Thành, Hậu Giang, buộc phải chịu cảnh đoạn cả hai tay và chân trái.

Trước đó anh Đinh Văn Tuấn làm nghề thợ hồ, cầm cây sắt cầm trên tay bất ngờ chạm đường dây điện gần đó. Anh bị điện giật, nhập viện Chợ Rẫy trong tình trạng phỏng 23% độ 2 - 4 ở thân và tứ chi.

Để giữ mạng sống, anh phải trải qua 3 lần mổ cắt cụt hai tay và chân trái. Rời bệnh viện với hình hài tàn phế trong lớp băng trắng toát, chuỗi ngày gian truân đến với người đàn ông vốn là trụ cột gia đình.

Nằm 2 giường bệnh kê cạnh nhau, hai anh em họ Tân và Thành cũng đều phải đoạn chi do bỏng điện. Hai chàng trai 19 và 21 tuổi quê Phan Thiết gặp nạn khi đang leo lên mái nhà 3 tầng để lợp tôn, vô tình mảnh tôn cắt trúng đường dây điện.

Như những bệnh nhân cùng cảnh ngộ trong phòng bệnh, đôi mắt cả hai ngoài nỗi đau đớn còn ngập tràn những âu lo nặng trĩu về tương lai.

Chàng trai 27 tuổi bị điện giật phải đoạn 2 tay và chân trái

Chàng trai 27 tuổi bị điện giật phải đoạn cả hai tay, chân. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết gần đây có rất nhiều bệnh nhân bị tàn phế do bỏng điện, gia tăng đến mức báo động.

Trong số 70 ca đang điều trị tại khoa, có 15 người do bỏng điện. 7 nạn nhân bắt buộc phải đoạn chi vì nhiễm trùng, hoại tử quá nặng. Những người may mắn giữ lại được tay chân thì hầu như cũng không còn nhiều chức năng.

Điều đau lòng là đa số bệnh nhân đều còn rất trẻ, trong độ tuổi lao động và làm trụ cột kinh tế chính. Tai nạn điện giật chủ yếu xảy ra với những người làm việc gần đường dây điện, người treo bảng quảng cáo, leo lên lợp tôn mái nhà, lắp ăng ten hay thậm chí chỉ vì đi câu cá... Đặc biệt mùa mưa độ ẩm không khí tăng cao, khả năng phóng điện, giật điện cũng cao hơn.

Bỏng điện thường rất nặng nề vì khi dòng điện chạy qua người, cơ thể giống như một cái điện trở. Bộ phận cơ thể bị điện giật ở mức điện trở càng cao thì bị cháy càng nhiều, gây nên những tổn thương nặng nề tận gân, cơ, mạch máu... Phần lớn người lao động gặp nạn khi làm việc trên độ cao nên khi giật điện té ngã thường kèm theo tổn thương như chấn thương cột sống thắt lưng, chấn thương nội tạng, vỡ xương chậu, gãy xương...

Chàng trai 27 tuổi bị điện giật phải đoạn 2 tay và chân trái

Những bệnh nhân bỏng do điện giật đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Lê Phương.

Theo bác sĩ Hiệp, bệnh nhân bỏng bị đoạn chi không chỉ phải chiến đấu với nỗi đau thể xác mà còn đối diện tinh thần với ngày trở về tàn phế, mất đi một phần thân thể cùng những dư chấn, vết sẹo suốt đời.

Không ít bệnh nhân đòi tự tử khi được thông báo phải đoạn chi. Các bác sĩ bên cạnh việc điều trị còn phải hỗ trợ tâm lý, trò chuyện cùng bệnh nhân, thân nhân giúp họ vượt qua và chấp nhận cú sốc lớn.

Biết để sinh tồn: Sơ cấp cứu khi bị điện giật. (Thực hiện bởi SongKhoe.vn).

Các bác sĩ kêu gọi những doanh nghiệp sử dụng lao động cần bảo đảm an toàn cho người lao động, tổ chức tập huấn về sử dụng điện. Bản thân người lao động cũng phải tự trang bị những kỹ năng, bảo hộ phòng tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

>> Xem thêm: Phòng tránh điện giật: Cẩn tắc vô áy náy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!