Trang Sohu (TQ) đưa tin ngày 28/11 về trường hợp của một thanh niên tên là Xiao Chen (22 tuổi, sống tại Lâm Nghi, Sơn Đông, Trung Quốc) đang là sinh viên năm cuối của một trường đại học. Mới đây, chàng trai trẻ được bác sĩ chẩn đoán suy thận, phải chạy thận cả đời để duy trì sự sống. Nghe chẩn đoán của bác sĩ, bố mẹ Xiao Chen vô cùng đau đớn, không thể nào đứng vững.
Được biết, trong thời gian sống xa gia đình, chàng trai trẻ này ngày nào cũng đến quán Internet và chơi game thâu đêm. Ngoài ra, Xiao Chen rất thích uống nước có ga, thậm chí cậu còn uống thay nước lọc.
Xiao Chen rất thích uống nước có ga, thậm chí cậu còn uống thay nước lọc. (Hình minh hoạ).
Trong một lần đến quán Internet chơi, Xiao Chen bỗng cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đặc biệt cảm thấy đau thắt vùng ngực và vùng thắt lưng không chịu nổi. Thấy tình hình của chàng trai trẻ nghiêm trọng, chủ quán Internet bỗng gọi xe cấp cứu.
Xiao Chen được đưa đến bệnh viện tại thành phố Lâm Nghi, bác sĩ kiểm tra và hoảng hốt khi chỉ số axit uric của cậu cao tới 860 mol/L, kiểm tra kỹ hơn thì bác sĩ nhận thấy của Xiaochen có dấu hiệu tổn thương thận ở mức nghiêm trọng, chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối, cần phải chạy thận cả đời.
Vì sao còn trẻ mà Xiao Chen đã bị suy thận?
Theo bác sĩ Guo Peng (trưởng Khoa Tiết niệu, bệnh viện thành phố Lâm Nghi): Những năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân trẻ bị suy thận ngày càng nhiều. Phần lớn là do những thói quen sống tai hại mà họ thường mắc. Trường hợp của bệnh nhân Xiao Chen chính là một ví dụ, chàng thanh niên trẻ này mắc suy thận giai đoạn cuối vì thường xuyên mắc phải 2 thói quen xấu sau đây:
1. Thường xuyên thức khuya
Theo bác sĩ Guo Peng, những người thường xuyên thức khuya như Xiao Chen làm tăng rất nhiều nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa purin và sản sinh ồ ạt axit uric.
Khi nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao, vượt quá giá trị bình thường (420 μmol/L), điều đó có nghĩa thận đã có vấn đề. Thận là cơ quan chính có nhiệm vụ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Khi chức năng của thận không còn tốt thì khả năng đào thải axit uric trở nên kém đi. Axit uric bị lắng đọng trong xoang thận gây sỏi thận, giãn thận, viêm thận...
2. Uống nhiều đồ uống
Xiao Chen có thói quen uống nước ngọt có gas thay nước lọc, bác sĩ cho biết đây cũng chính là một thói quen ảnh hưởng đến lượng axit uric trong cơ thể.
Lý do là vì nước ngọt thường được nhà sản xuất cho một lượng lớn đường fructose, lượng đường này đi vào cơ thể sẽ cản trở nghiêm trọng đến quá trình chuyển hóa và phân hủy purin, từ đó khiến axit uric tích tụ nhiều hơn.
Ngoài ra, loại đồ uống này còn chứa hàm lượng axit phosphoric cao, có thể gây ra rối loạn tiết niệu, sỏi thận và các vấn đề về thận mạn tính khác.
Khi cơ thể có axit uric quá cao sẽ có những dấu hiệu nào?
Cơ thể có những biểu hiện bất thường dưới đây nghĩa là axit uric cao, bạn cần cẩn trọng:
- Nước tiểu đục
- Nước tiểu giàu bọt
- Đi tiểu đau
- Có nhiều triệu chứng giống bệnh gút
- Phù chi dưới
- Sưng đau biến dạng các khớp do lắng đọng axit uric tại khớp
Đối tượng nào có nguy cơ tăng axit uric?
Theo bác sĩ, những đối tượng cần cẩn trọng trước nguy cơ tăng axit uric đó là:
- Người thường xuyên uống nhiều bia rượu
- Người có chế độ ăn nhiều đạm: hải sản, phủ tạng động vật
- Người có thân hình béo phì
- Ít vận động thể lực, thường xuyên thức khuya
- Người suy giáp
- Người mắc bệnh thận mạn
- Bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau loại corticoid kéo dài
- Mắc các bệnh lý ác tính
Để phòng tránh nguy cơ tăng axit uric, bác sĩ khuyên mỗi người nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, ít mỡ động vật và đồ ngọt, hạn chế bia rượu. Tập luyện thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Đặc biệt, không dùng các thuốc bừa bãi, nếu cần dùng thuốc kéo dài, phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!