Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Chắp mắt là gì?
Chắp mắt là tình trạng mí mắt trên hoặc mí mắt dưới bị u và sưng do tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn. Chắp có hai dạng chính, bao gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Biểu hiện của chắp bên ngoài là nốt đỏ hơi cứng ở mi mắt, có kích thước cỡ hạt đậu. Trong khi đó, chắp bên trong không dễ nhận ra và nốt u nằm ở mặt trong của mi mắt.
Chắp mắt có triệu chứng khá giống bệnh lẹo mắt (bệnh viêm tuyến bã nhờn ở mí mắt) nhưng chỗ u trên mí thường nhỏ hơn và không đau.
Chắp mắt có thể tự khỏi trong một tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám nếu nghi ngờ bị chắp mắt vì bệnh có thể cản trở thị lực.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chắp mắt?
Chắp mắt có triệu chứng đặc trưng là cảm giác cộm lên từ bên trong hoặc có nốt u đỏ trên mí mắt. Nốt u hoặc chỗ cộm phát triển to dần nhưng không gây đau.
Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo của chắp mắt bao gồm:
- Chảy nước mắt nhiều;
- Thị lực giảm hoặc mất thị lực;
- Nhạy cảm với ánh sáng, tức là thấy khó chịu với ánh sáng mạnh.
Chắp mắt khác với lẹo mắt ở chỗ, chắp mắt không gây đau và thường nằm xa mí mắt; trong khi đó, lẹo mắt gây đau và sưng, thường nằm tại cạnh mí mắt.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Mặc dù chắp mắt có thê tự khỏi và không nghiêm trọng như lẹo mắt, người bệnh vẫn nên đi khám nếu phát hiện bất cứ bất thường nào ở mí mắt. Đặc biệt, người bệnh cần đến bệnh viện ngay nếu thị lực bị cản trở hoặc mất thị lực do chắp mắt quá lớn gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra chắp mắt?
Chắp mắt là do các tuyến dầu ở mí mắt (tuyến Meibomian) bị tắc nghẽn gây ra, tạo thành có nốt u hoặc chỗ cộm trên mí. Tuyến dầu này có nhiệm vụ cân bằng độ ẩm bên trong mí và rất dễ bị tắc do bụi bẩn hoặc vệ sinh kém. Tuyến dầu bị chặn lâu ngày có thể vỡ ra và bị viêm do nhiễm khuẩn.
Nguy cơ mắc phải
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải chắp mắt?
Chắp mắt có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng trẻ em thường dễ bị chắp mắt hơn do thường dùng tay dụi mắt. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chắp mắt?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chắp mắt bao gồm:
- Có tiền sử bị chắp mắt trước đó;
- Tay không sạch sẽ. Việc chạm tay dơ vào mí mắt có thể tăng nguy cơ bị chắp mắt vì bụi bẩn từ tay có thể sẽ chặn các tuyến dầu.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị hiệu quả
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chắp mắt?
Bác sĩ có thể chẩn đoán chắp mắt bằng cách quan sát mí mắt và nốt u trên đó. Bác sĩ có thể hỏi về cảm giác đau hoặc thời gian xuất hiện triệu chứng để sàng lọc chắp mắt với lẹo mắt hoặc một bệnh lý khác. Bác sĩ thường không yêu cầu xét nghiệm hoặc kỹ thuật chuyên môn nào để chẩn đoán chắp mắt, trừ khi khám lâm sàng không kết luận được bệnh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chắp mắt?
Ngay khi chỗ sưng xuất hiện, người bệnh nên dùng túi chườm ấm đặt lên mí mắt để giúp mở lỗ chân lông và giảm tình trạng tắc nghẽn các tuyến dầu. Giữ nguyên túi chườm trong 10 phút và chườm 4 lần mỗi ngày.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể loại bỏ chắp mắt thông qua tiểu phẫu hoặc kê các loại thuốc nhỏ mắt chứa steroid kháng viêm hoặc chứa kháng sinh.
Nếu không có biến chứng đặc biệt nào, chắp mắt thường biến mất sau 2 tuần điều trị hoặc 4 tuần không điều trị.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chắp mắt?
Những điều bạn nên làm để kiểm soát bệnh chắp mắt bao gồm:
- Lau nhẹ nhàng mí mắt bằng vải sạch hoặc gạc bông;
- Không nên nặn hoặc cố làm bể chắp mắt;
- Giữ cho mặt, da đầu, lông mày và tay sạch sẽ;
- Hạn chế dùng phấn trang điểm mắt;
- Báo bác sĩ nếu thấy bất thường trong người hoặc triệu chứng chắp mắt không thuyên giảm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống được kê toa.
- Báo cho bác sĩ nếu chắp mắt không khỏi sau 2 tuần điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!