Với những lưu ý sau đây trong chế độ ăn uống, bạn hoàn toàn có thể thực hiện cả hai mục tiêu giảm cân và có một trái tim khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Quả hạnh nhân
Loại quả này là một nguồn tuyệt vời chứa chất béo không bão hòa đơn, liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh tim giảm và mật độ lipoprotein thấp (cholesterol xấu). Hạnh nhân là loại quả hạch có tác dụng tốt nhất cho sức khỏe tim mạch. So với các loại quả hạch khác, hạnh nhân chứa lượng protein và vitamin lớn nhất. Hạnh nhân cũng có tác dụng tốt trong việc giảm cân bởi nó có chỉ số đường huyết thấp, tức là không làm mức đường trong máu tăng đột biến, giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn.
Không dùng sữa thực vật
Các loại sữa có nguồn gốc thực vật (chẳng hạn như sữa ngô…) có thể bao gồm các chất béo bão hòa và có thể làm tăng nồng độ cholesterol xấu của bạn. Thậm chí loại sữa này còn chứa cả chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol xấu một cách nhanh chóng. Cả hai chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa đều làm bạn tăng cân và đứng trước nguy cơ bị bệnh tim.
Giảm lượng muối
Các chuyên gia tim mạch luôn yêu cầu bệnh nhân tim phải giảm lượng muối tiêu thụ vào cơ thể. Nếu lượng natri đưa vào cơ thể cao, khối lượng nước trong máu và các mô tăng lên, gây áp lực cho tim và các mạch máu. Ăn ít muối không chỉ làm giảm huyết áp mà còn ngăn ngừa các triệu chứng bệnh tim, chẳng hạn như khó thở. Theo một nghiên cứu khoa học, mỗi người chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2.400mg muối mỗi ngày.
Chọn thịt tươi
Thịt đỏ từ lâu đã được xác định là một thủ phạm bệnh tim, nhưng sự nguy hiểm thực sự có thể đến từ các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói… Những người ăn thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu tươi có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn những người ăn một lượng nhỏ các loại thịt đóng gói mỗi ngày.
Bổ sung chất xơ
Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong hầu hết các thực phẩm từ thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và đậu... Thực phẩm chứa chất xơ thường không có hàm lượng calo cao nên có tác dụng tích cực đối với việc giảm cân.
Ăn nhiều cá
Ảnh minh họa
Cá có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện mức độ cholesterol, hạ huyết áp và giảm nguy cơ đau tim. Nên ăn các loại cá như cá tuyết, cá hồi và cá trích... là loại cá chứa các axit béo có lợi, nhưng ít kim loại độc hại. Cá ngừ và cá thu có số lượng các kim loại nặng độc hại cao hơn, do đó không nên ăn thường xuyên.
Thêm hạt lanh trong thực đơn
Hạt lanh rất giàu chất xơ và axit béo omega-3. Do đó thường xuyên ăn hạt lanh có thể giảm nguy cơ đau tim. Thêm 1-2 muỗng hạt lanh xay trong các món ăn như súp, thịt hầm… mỗi ngày sẽ có tác dụng tốt hơn sử dụng dầu hạt lanh hoặc để nguyên hạt.
Trứng
Trứng có chỉ số đường huyết thấp, giúp giữ lượng đường huyết ổn định và không làm bạn tăng cân. Do đó nên ăn trứng 1-2 lần một tuần. Tuy nhiên, để giảm lượng chất béo bão hòa trong trứng, chỉ nên ăn lòng trắng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!