Tuổi dậy thì đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện tất cả các cơ quan bộ phận bên trong và bên ngoài cơ thể, vì vậy cần có chế độ chăm sóc, ăn uống, tập luyện thật đều đặn và điều độ để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Trong đó, ăn uống là nhu cầu thiết yếu và đầu tiên quyết định tới sự hoàn thiện trong độ tuổi này.
Tuổi dậy thì là gì?
Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ bước sang giai đoạn trưởng thành, các bộ phận cơ quan cơ thể đều đang hoàn thiện từ thể chất đến tâm hồn.
Nữ thường bắt đầu dậy thì sớm hơn nam, từ khoảng 9 đến 4 tuổi, nam là từ 12 đến 15 tuổi.
Trong thời kì dậy thì cơ quan sinh dục là bộ phận phát triển nhất, bắt đầu có khả năng sinh sản với các biểu hiện như nữ bắt đầu có kinh nguyệt, còn nam có tinh trùng nhưng dạng lỏng.
Ngoài ra, các biến đổi tâm lý ở tuổi này rất nhanh chóng và bất thường. Trẻ sẽ có những nhạy cảm với mọi thứ xung quanh hơn bình thường vì vậy cần có sự quan tâm từ gia đình và trường học. Đồng thời, giai đoạn này trẻ rất hay tò mò về thế giới xung quanh, luôn muốn khám phá và hành động.
Tuổi dậy thì nên ăn những gì?
Để cơ thể tăng trưởng một cách cân đối nhất thì việc ăn uống hợp lý là rất cần thiết. Trong đó nên ưu tiên các chất sau :
Chất đạm: Cần thiết cho sự phát triển cơ bắp. Mỗi ngày cần bổ sung 70-80 gr chất đạm thông qua các thực phẩm như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa,...Trong đó nên sử dụng đạm từ động vật vì chúng kèm theo sắt, tốt cho quá trình tạo máu. Bên cạnh đó, chất đạm còn góp phần quan trọng để hoàn thiện bộ phận sinh dục và tăng cường hệ miễn dịch.
Chất béo: Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động thể chất của trẻ, dầu mỡ còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, cần bổ sung 40 – 50 gr mỗi ngày.
Tinh bột: chiếm 60-70 % năng lượng cơ thể, chủ yếu có trong gạo, bột mì, khoai,...Thông thường, cần ăn 2-3 bát cơm mỗi bữa và ăn 2 bữa chính một ngày.
Canxi: giúp xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao, đồng thời ngăn ngừa loãng xương sau này. Nên cung cấp đủ 1000-1200 mg canxi mỗi ngày. Canxi có nhiều trong sữa, thủy sản, xương động vật,...
Sắt: Rất cần thiết đối với mọi lứa tuổi, phòng tránh thiếu máu nhất là ở tuổi dậy thì. Sắt có nhiều trong trứng gà, nội tạng động vật, đậu đỗ,...
Vitamin : trong đó có vitamin A, B, D, C,...là rất cần thiết. Nguồn vitamin chủ yếu có trong rau xanh và hoa quả tươi. Nhất là ăn cam, quýt, bưởi, rau cải xanh, bông cải,...
Nên uống nhiều nước, ít nhất là 2-3 lít nước/ngày để đảm bảo hoạt động cho các cơ quan.
Ngoài ra, nên có chế độ thể thao hợp lý, chơi các bài thể thao giúp phát triển thể chất rất tốt trong đó có: đá bóng, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội, gym, yoga,...
6 thói quen đơn giản của bố mẹ giúp rèn luyện cho bé thông minh
Công dụng hữu hiệu của tổ yến cho sản phụ thời kì hậu sinh
Hệ quả khôn lường khi phá thai ở tuổi dậy thì
Dậy thì không có lông nách có phải hiện tượng bất thường?
Các loại sữa bột thích hợp cho trẻ nhỏ từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tuổi dậy thì không nên ăn gì ?
Ở tuổi này nên tránh một số thực phẩm không tốt, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ như :
Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafein, ...
Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt như : bánh kẹo, đường,...
Không nên ăn đồ chiên rán và nướng,...
Tránh xa các đồ ăn sẵn như mì tôm, đồ hộp, thịt cá chế biến sẵn,...
Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng.
Tuổi dậy thì với những thay đổi tâm lý cũng như thể chất rất lớn vì vậy nên có chế độ ăn uống hợp lý và điều độ để cơ thể phát triển đồng thời tránh các bệnh tật nguy hiểm như : suy giảm miễn dịch, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh gan,...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!