Chi 2,3 tỉ cho 18 lần làm IVF, mẹ trẻ không ngờ lại mang thai liên tiếp nhờ phương pháp khác

Mang thai - 03/28/2024

Trải qua 300 mũi tiêm, 60 lần xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, nhiều lần châm cứu và uống các loại thuốc… người mẹ mới nhận ra sinh con chỉ cần áp dụng phương pháp đơn giản nhất.

Có con thật dễ dàng với nhiều người nhưng với cô Marissa Laslett, 28 tuổi, sống ở thành phố Adelaide (Úc) lại là hành trình dài đầy thử thách. Cô và chồng là Oliver đã cố gắng nhiều lần để có con nhưng niềm hạnh phúc ấy mãi chẳng đến. Cuối cùng họ phải nhờ đến phương pháp IVF.

Dù vậy, cô Marissa phải trải qua 2 lần sảy thai và 10 lần làm IVF mới có được cô con gái Eliza. Khao khát có thêm con, người mẹ kiên trì này tiếp tục trải qua 8 lần làm IVF. Rất tiếc, vẫn không có niềm vui nào đến với cô.

'Tôi tuyệt vọng cả về thể xác lẫn tinh thần', cô Marissa nhớ lại những ngày tháng khó khăn.

Chi 2,3 tỉ cho 18 lần làm IVF, mẹ trẻ không ngờ lại mang thai liên tiếp nhờ phương pháp khác

Vợ chồng cô Marissa đã tốn hàng tỉ đồng để thực hiện IVF.

Sau đó cặp đôi quyết định chuyển sang chuyên gia khác với phương pháp thực hiện kích thích buồng trứng. Đây là một trong những phương pháp điều trị hiếm muộn đơn giản nhất bao gồm uống thuốc và tiêm thuốc kích trứng. Khi không thành công người mẹ mới được chỉ định sang làm IUI hay IVF.

Thật bất ngờ, trong vòng 4 tháng, cô Marissa đã mang thai đứa con trai thứ 2 và không lâu sau lại sinh tiếp con trai thứ 3.

Chi 2,3 tỉ cho 18 lần làm IVF, mẹ trẻ không ngờ lại mang thai liên tiếp nhờ phương pháp khác

Chi 2,3 tỉ cho 18 lần làm IVF, mẹ trẻ không ngờ lại mang thai liên tiếp nhờ phương pháp khác

Chi 2,3 tỉ cho 18 lần làm IVF, mẹ trẻ không ngờ lại mang thai liên tiếp nhờ phương pháp khác

Sau 18 lần thực hiện IVF thất bại, không ngờ Marissa lại mang thai liên tiếp nhờ phương pháp đơn giản nhất đó là kích thích buồng trứng.

Điều đó có nghĩa là sau khi trải qua 300 mũi tiêm, 60 lần xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, nhiều lần châm cứu và uống các loại thuốc… với tổng chi phí lên tới 100.000 đô la Mỹ (khoảng 2,3 tỉ đồng), cô Marissa mới biết rằng mình có thể có con liên tiếp nhờ phương pháp đơn giản nhất này.

Chuyên gia IVF, Tiến sĩ Michelle Wellman cho biết: 'Các bác sĩ cần kiểm tra nguyên nhân thực sự của bệnh nhân đang gặp phải là gì trước khi đưa ra phương pháp điều trị hiếm muộn hợp lý. Đôi khi chỉ cần vận dụng những phương pháp cơ bản nhất đã có thể thành công''.

Theo thông tin từ khoa Hiếm muộn – Bệnh viện Từ Dũ, vào ngày 2 hoặc ngày 3 vòng kinh, bệnh nhân được siêu âm kiểm tra tử cung và hai buồng trứng. Nếu bình thường sẽ bắt đầu dùng thuốc kích thích buồng trứng. Nếu là thuốc tiêm, người vợ sẽ tiêm thuốc mỗi ngày, tốt nhất trong cùng một buổi.

Vào ngày 6-7 vòng kinh, bệnh nhân tới siêu âm lại, tùy đáp ứng của buồng trứng mà bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc và hẹn ngày siêu âm tiếp theo (siêu âm mỗi ngày hay cách 2-3 ngày).

Chi phí cho một chu kỳ điều trị tùy loại và lượng thuốc kích thích buồng trứng, thường dao động khoảng 3-10 triệu đồng. Thời gian điều trị thường từ 10-14 ngày, một số trường hợp bệnh nhân có buồng trứng đa nang, thời gian lên tới 4 tuần.

Khi đã có được số lượng nang trứng đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một mũi HCG để kích thích trứng trưởng thành. Nếu bệnh nhân không thể sinh con bằng phương pháp kích trứng thông thường thì sẽ thực hiện phương pháp IUI hoặc IVF. Sau khi tiêm HCG 36-40h, bác sĩ sẽ tiến hành bơm tinh trùng (phương pháp IUI) hoặc chọc hút trứng để thụ tinh trong ống nghiệm (phương pháp IVF).

Nguồn: Dailymail

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!