Trẻ em sau khi được sinh ra đã có thể cảm nhận được và có phản ứng khi cha mẹ nói chuyện với mình. Đối với các bậc cha mẹ, các bạn hãy thử để ý rằng, khi bạn nói chuyện với con mình hay cả khi nói chuyện với người khác, hãy thật thận trọng theo dõi cách nói của mình.
Rất có thể bạn rơi vào phong cách 'ngôn ngữ cha mẹ' - lời nói chậm, rõ ràng, cao và cường điệu một số nguyên âm - một cách tự nhiên. Trong các nghiên cứu từ xưa đến nay, chúng ta đều biết rằng, cha mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Khoa học và phát triển đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được cha mẹ trò chuyện thường xuyên, có khả năng biết nóinhanh hơn thông thường.
Cách cha mẹ trò chuyện với trẻ tác động rất lớn đến quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ (Ảnh minh họa).
Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, những gì họ nói cho trẻ đều rất quan trọng.
Theo chuyên gia Naja Ferjan Ramirez, tác giả chính của nghiên cứu 'Huấn luyện 'ngôn ngữ cha mẹ' vào tháng thứ 6 và 10 cải thiện kết quả ngôn ngữ ở tháng thứ 14: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát' chỉ ra rằng cách mà các bậc phụ huynh trò chuyện với con của mình chính là chìa khóa quan trọng để thể giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh chóng và hiệu quả.
Cách kéo dài nguyên âm, mức độ cường điệu của giọng nói của cha mẹ giúp kích thích phản xạ ở trẻ (Ảnh minh họa).
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành ghi âm lại những âm thanh trong cuộc sống vào ngày cuối tuần của những gia đình tham gia nghiên cứu. Các ông bố bà mẹ được lựa chọn ngẫu nhiên và phân vào hai nhóm 'huấn luyện' hoặc 'kiểm soát'.
Tất cả những giao tiếp của cả hai nhóm đều được ghi lại, tuy nhiên chỉ có những cá nhân trong nhóm huấn luyện được đào tạo về những khả năng tương tác ngôn ngữ với trẻ nhỏ.
Với nhóm được huấn luyện, cuộc trò chuyện với trẻ không chỉ là những từ cảm thán hay câu nói thông thường mà là những câu nói được đảm bảo ngữ pháp thực tế. Những câu nói sẽ được chú trọng đến nội dung, cách kéo dài nguyên âm, mức độ cường điệu của giọng nói.
Khi các bậc cha mẹ được huấn luyện về phương pháp trò chuyện với trẻ, kết quả đạt được sẽ hiệu quả và rõ ràng. Thời gian tốt nhất để thực hành các cuộc nói chuyện với trẻ là từ tháng thứ 6 đến 14, các bậc cha mẹ trong nhóm được huấn luyện sẽ tăng cường nói chuyện với trẻ và hiệu quả đã tăng hơn 7% so với nhóm còn lại.
Số em bé được thực hành cùng với các bậc cha mẹ được huấn luyện có khả năng bập bẹ lên đến 43% so với 30% ở nhóm thông thường (Ảnh minh họa).
Số em bé được thực hành cùng với các bậc cha mẹ được huấn luyện có khả năng bập bẹ lên đến 43% so với 30% ở nhóm thông thường. Sau 14 tháng, những đứa trẻ trong nhóm huấn luyện đã có thể nói và phản xạ nhiều từ hơn rất nhiều.
Các kết quả cho thấy rằng, việc trò chuyện với con cái một cách khoa học có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ tốt hơn rất nhiều. Việc trò chuyện với trẻ có thể được thực hiện cùng lúc với những hoạt động hàng ngày như thay tã cho bé, cho bé ăn hay đi mua hàng bên ngoài.
Những khoảnh khắc hàng ngày rất quan trọng và cần sự tương tác của cha mẹ, việc các bậc cha mẹ chú ý và tạo ra các khoảnh khắc có chủ ý hơn có thể mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.
Ngôn ngữ là một trong những điều rất dễ để uốn nắn, do vậy cha mẹ - những người giáo viên đầu tiên của trẻ - sẽ là một trong những người có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con mình sau này.
Nguồn: Baby
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!