Bạch cầu hay còn gọi là các tế bào máu trắng là một phần trong hệ miễn dịch. Bình thường, trong nước tiểu chứa rất ít hoặc không có bạch cầu. Nếu khi đi xét nghiệm nước tiểu, phát hiện chỉ số Leukocytes trong nước tiểu cao tức chứa một lượng lớn các bạch cầu thì bạn có thể đang gặp phải nhiễm trùng hay vấn đề sức khỏe khác.
Chỉ số Leukocytes (LEU ca) - Tế bào bạch cầu
Bạch cầu được vận chuyển khắp cơ thể giữa các cơ quan và các hạch. Chúng có chức năng ngăn ngừa các loại vi trùng hoặc nhiễm trùng. Chúng giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và các căn bệnh truyền nhiễm. Những tế bào này được sản xuất và dự trữ ở rất nhiều nơi trong cơ thể bao gồm các tuyến ức, lá lách và tủy xương.
Chỉ số Leukocytes (LEU ca) là chỉ số chỉ về lượng tế bào bạch cầu có trong xét nghiệm nước tiểu.
- Bình thường âm tính;
- Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.
Khi chỉ số Leukocytes trong nước tiểu cao, điều đó đồng nghĩa rằng nước tiểu của bạn có chứa lượng lớn bạch cầu, điển hình là ở các chị em phụ nữ đang mang thai - thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thải ra đường tiểu. Bạn cần xét nghiệm cả chỉ số Nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Những nguyên nhân cơ bản gây ra chỉ số Leukocytes tăng cao
Hầu hết các nguyên nhân cơ bản làm chỉ số Leukocytes trong nước tiểu cao lên đều được liệt kê dưới đây:
Nhiễm trùng bàng quang hoặc bị kích ứng
Nhiễm trùng đường tiểu (UTI) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu. Hệ thống này bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết nhiễm trùng tiểu là nhiễm trùng đường tiểu dưới, thường gặp ở bàng quang và niệu đạo.
Nhiễm trùng tiểu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên trong bàng quang. Phụ nữ thường có nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu cao hơn nam giới do niệu đạo của nữ ngắn hơn. UTI có thể lan sang thận nếu không được điều trị đúng cách.
Sỏi thận
Nước tiểu của bạn có lẫn nhiều bạch cầu hơn bình thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận. Trong nước tiểu tự nhiên có chứa những khoáng chất hòa tan và muối. Người có hàm lượng cao các khoáng chất và muối này thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây ra hiện tượng tiểu ra máu, nghĩa là nước tiểu có lẫn hồng cầu mà nhìn bằng mắt thường rất khó nhận biết. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn có thể gây ra do sỏi thận, khối u hoặc các vật chất bên ngoài khác.
Mang thai
Phụ nữ mang thai thường có một mức độ bạch cầu trong máu cao hơn so với bình thường. Thai phụ thường gặp phải tình trạng này và điều này hoàn toàn không nguy hiểm. Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai mà bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì bạn nên khám bác sĩ để điều trị sớm vì vấn đề này sẽ gây khó khăn cho quá trình mang thai của bạn.
Nhịn tiểu quá lâu
Nhịn tiểu trong thời gian dài và thường xuyên sẽ làm suy yếu bàng quang, gây tiểu khó về sau. Đây là một lý do điển hình cho thấy bạn tuyệt đối không nên nhịn tiểu. Hơn nữa, nếu bàng quang chứa nước tiểu quá lâu thì khả năng cao sẽ gây ra nhiễm trùng. Điều này sẽ làm tăng lượng bạch cầu trong nước tiểu.
Những nguyên nhân khác làm tăng lượng bạch cầu trong nước tiểu
Ngoài những nguyên nhân cơ bản nêu trên, có một số những nguyên nhân khác gây ra nước tiểu có lẫn bạch cầu mà bạn cần phải lưu ý tới:
- Do một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang hoặc ung thư thận... gây nên.
- Người bệnh bị mắc các bệnh về máu như thiếu máu, hồng cầu hình lưỡi liềm...
- Do ảnh hưởng của một số thuốc giảm đau và thuốc chống đông máu.
- Cơ thể mệt mỏi do phải làm việc hoặc tập thể dục quá sức trong thời gian dài.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu phát hiện chỉ số Leukocytes trong nước tiểu cao, từ đó phát hiện các triệu chứng bất thường để điều trị kịp thời. Sẽ rất nguy hiểm nếu để vi khuẩn có thể bắt đầu nhân lên ở niệu đạo, lây lan sáng bàng quang và thận , cuối cùng sẽ dẫn đến các biến chứng khác nguy hiểm hơn.
Xander Địa chỉ xét nghiệm uy tín minh bạch
Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị viêm gan B giai đoạn đầu
5 cơ sở xét nghiệm máu được đánh giá cao ở Hà Nội
Chi tiết gói xét nghiệm Xander dành cho phụ nữ mang thai tuần 15-22
Phụ nữ mang thai tuần từ 32 đến 36 nên dùng gói xét nghiệm nào?
Lưu ý gì trước khi chuẩn bị khi xét nghiệm khả năng sinh sản?
Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quáttại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
- Giágói xét nghiệm tổng quát của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 937,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Ý nghĩa của chỉ số LEU500 trong nước tiểu
- Chỉ số xét nghiệm nước tiểu LEU 3+ hiểu như thế nào là đúng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!