Chỉ số pH trong xét nghiệm nước tiểu cho biết điều gì?

Kiến Thức Y Học - 05/03/2024

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm sẽ cho biết các bệnh lý trên cơ thể như bệnh gan, mật, thận,...hoặc còn được dùng để thử thai. Vậy cách đọc các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu như thế nào? Chỉ số pH như thế nào là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm sẽ cho biết các bệnh lý trên cơ thể như bệnh gan, mật, thận,...hoặc còn được dùng để thử thai. Vậy cách đọc các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu như thế nào? Chỉ số pH như thế nào là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Cách đọc các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu

Leukocytes (LEU ca)

Leukocytes (LEU ca) là tế bào bạch cầu.

- Nếu ở mức bình thường thì âm tính

- Chỉ số cho phép là 10-25 Leu/UL.

Ý nghĩa: Các bác sĩ cho rằng, một khi nước tiểu có chứa bạch cầu thì chứng tỏ thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (tuy nhiên đây chỉ là giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ chứ không khằng định được). Cụ thể là trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã bị chết và thải ra qua đường tiểu, cho nên bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Chỉ số pH trong xét nghiệm nước tiểu cho biết điều gì?

Nitrate (NIT)

Trong xét nghiệm nước tiểu thì chỉ số này thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

- Cơ thể bình thường có chỉ số âm tính.

- chỉ số ở mức cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.

- Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Chính vì thế mà nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là bạn có dấu hiệu nhiễm trùng đường niệu. Nếu như chỉ số này dương tính có nghĩa là có nhiễm trùng nhất là nhiễm trùng loại E. Coli.

Urobilinogen (UBG)

- Đây là dấu hiệu cho thấy bạn có bệnh lý ở gan hay túi mật

- Nếu cơ thể bạn bình thường thì không có chỉ số này khi xét nghiệm nước tiểu.

- Chỉ số ở mức cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L

- Urobilinogen (UBG) là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Ngoài ra, nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Trên thực tế thì chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Các chuyên gia cho rằng, Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan và làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

Billirubin (BIL)

- Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang có bệnh lý ở gan hay túi mật

- Ở cơ thể bình thường thì không có

- Chỉ số Billirubin (BIL) ở mức cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L

- Billirubin (BIL) là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Cũng giống như Urobilinogen (UBG), nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin ở người khỏe mạnh thì không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan của bạn đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật của bạn đang bị nghẽn.

Chỉ số pH trong xét nghiệm nước tiểu cho biết điều gì?

Protein (pro): Đạm

- Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay bị nhiễm trùng.

- Cơ thể khỏe mạnh bình thường không có

- Chỉ số ở mức cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L

- Nếu như làm xét nghiệm nước tiểu phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng thai phụ có thể liên quan đến các chứng như: bị thiếu nước, mẫu xét nghiệm có chứa dịch nhầy, bị nhiễm trùng đường tiểu, bị tăng huyết áp hoặc đang có vấn đề ở thận... ở giai đoạn cuối thai kỳ, nếu như lượng protein có nhiều trong nước tiểu thì thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ bị phù ở mặt và ở tay, bị tăng huyết áp (h140/90mmHg) thì bạn cần phải được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu như chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

Blood (BLD)

- Blood là dấu hiệu cho thấy bạn có thể nhiễm trùng đường tiểu, bị sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.

- Trạng thái cơ thể bình thường không có

- Chỉ số ở mức cho phép: 0.015

Đối với một cơ thể khỏe mạnh cân bằng thì độ pH nước tiểu hơi acid vào buổi sáng pH 6,5-7 và sẽ dần trở nên kiềm hơn vào buổi tối pH 7,5-8. Tuy nhiên độ pH bình thường của nước tiểu có thể dao động và ở mức chấp nhận được từ mức không khỏe mạnh pH 4,6 đến pH > 8 .

Chỉ số pH trong xét nghiệm nước tiểu như thế nào là bình thường?

Mức độ pH trong nước tiểu cao có thể cho biết cơ thể bạn đang bị lấy đi các chất kiềm ở mô cơ thể để làm vùng đệm cho cơ thể đang trong tình trạng quá acid, hoặc đó chỉ đơn giản là do một số khoáng chất kiềm dư đã được loại bỏ bởi cơ thể.

Khi độ pH nước tiểu <6,0 trong thời gian dài thì nó là một dấu hiệu dịch cơ thể quá acid và thận phải làm việc nhiều để giải thoát cơ thể khỏi môi trường acid.

Độ pH trong nước tiểu đánh giá tình trạng toan kiềm của quá trình chuyển hóa và hệ hô hấp. pH còn đánh giá tính acid hoặc kiềm của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do trong nước tiểu, theo các bác sĩ thì pH =7.0 là giá trị trung tính của nước tiểu. Độ pH đánh giá khả năng duy trì nồng độ ion H+ trong huyết tương và dịch ngoại bào của ống thận trên cơ thể. Thận là nơi duy trì cân bằng acid- base chủ yếu qua sự tái hấp thu muối và làm bài tiết hydro, ion amoni của ống thận. Sự bài tiết nước tiểu tính acid hoặc tính kiềm từ thận là một cơ chế vô cùng quan trọng để duy trì sự hằng định pH trong cơ thể.

Chỉ số pH trong xét nghiệm nước tiểu cho biết điều gì?

Trường hợp nước tiểu có tính acid (pH <6)

Nếu làm xét nghiệm nước tiểu mà có độ pH <6 thì rơi vào các trường hợp sau:

- Cơ thể bạn đang bị suy thận cấp, có triệu chứng tiểu đường nhiễm keton acid, bị tiêu chảy, nôn ói nhiều hay gặp phải hội chứng ure huyết cao hoặc do bạn nhịn đói lâu ngày .

- Bạn bị nhiễm trùng tiểu do E.Coli

- Bị toan hô hấp do ứ CO2 : cụ thể là do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD ) và do bị HEN nặng .

- Do giảm kali máu : Triệu chứng này là do bạn ăn uống kém và do hội chứng tiết ADH không thích hợp.

- Điều trị lợi tiểu nhóm thiazide để tạo ra nước tiểu có tính acid.

- Do chế độ ăn uống hằng ngày có nhiều đạm và thịt sẽ làm acid hóa nước tiểu.

- Tiểu đạm : do cơ thể đang bị suy thận mạn, đái tháo đường , bị tăng huyết áp ,nhiễm độc thai nghén hoặc thiếu nước .

- Tiểu ceton : do bị đái tháo đường nhưng không điều trị tốt, ăn ít những đồ ăn có chứa cabonhydrate, do nghiện rượu hay do thai suy dinh dưỡng.

- Tiểu máu : Do bị nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và bướu bàng quang, bướu thận, hoặc là do viêm niệu quản , bàng quang, niệu đạo...

Trường hợp nước tiểu có tính kiềm (pH >8): Tình trạng này xảy ra ở những trường hợp sau:

- Bạn bị nhiễm trùng tiểu do proteus và pseudomonas gây phân hủy urea .

- Cơ thể bị toan hóa ống thận hoặc suy thận mạn.

- Kiềm chuyển hóa do nôn ói nhiều.

- Kiềm hô hấp do tăng thông khí hoặc do thở nhanh.

- Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu làm nước tiểu của bạn có tính kiềm.

- Do ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít nên dễ làm kiềm hóa nước tiểu.

Như vậy, bài viết trên Lily & WeCaređã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu, đặc biệt là chỉ số pH. Hi vọng đó là những thông tin hỗ trợ những hiểu biết nhất định. Tuyệt đối không tự điều trị bệnh nếu chưa có kết quả chẩn đoán từ bác sĩ.

Xander Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu uy tín minh bạch

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

Chỉ số pH trong xét nghiệm nước tiểu cho biết điều gì?

Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát(bao gồm cảXét nghiệm Tổng phân tích nước tiểu)tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm tổng quát được cập nhật phía cuối bài viết.

Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Ý nghĩa chỉ số KET trong xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm nước tiểu có thể biết được bệnh gì và nên làm ở đâu?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!