Khi cầm tờ kết quả xét nghiệm nước tiểu, chắc hẳn bạn sẽ thấy hoa mắt chóng mặt vì có quá nhiều thông số mà bạn không thể hiểu như chỉ số LEU 3+, NIT, SG... Lily & WeCare sẽ giúp các bạn đọc các chỉ số có trong xét nghiệm nước tiểu dưới đây một cách dễ dàng.
Các thành phần có trong nước tiểu
SG (Specific Gravity – Trọng lượng riêng)
Dấu hiệu giúp đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc. Bình thường từ 1.005 đến 1.030.
LEU hay BLO (Leukocytes – Tế bào bạch cầu
Dấu hiệu giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Nếu kết quả xét nghiệm xuất hiện chỉ số LEU 3+ hoặc LEU +++ thì có khả năng cao bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu.
NIT (Nitrit – Hợp chất do vi khuẩn sinh ra)
Dấu hiệu cho biết tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
pH (Độ acid)
Bình thường từ 4,6 đến 8. Dấu hiệu cho biết nhiễm khuẩn thận, suy thận mạn, hẹp môn vị, tiểu đường, tiêu chảy mất nước...
ERY (Tế bào hồng cầu)
Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu khi bệnh nhân bị viêm thận cấp, viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang, nhiễm trùng niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, xơ gan...
PRO (Protein)
Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu, giúp phát hiện bệnh tiền sản giật trong thai kỳ.
GLU (Glucose – Đường)
Glucose xuất hiện trong nước tiểu khi bệnh nhân có bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tuỵ và có thể có ở phụ nữ mang thai.
ASC (Soi cặn nước tiểu)
Dấu hiệu giúp phát hiện viêm nhiễm thận, đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu...
KET (Ketone – Xeton)
Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu hoặc nhịn ăn trong thời gian dài. Đôi khi xuất hiện ở phụ nữ mang thai với mức độ thấp.
UBG (Urobilinogen)
Dấu hiệu giúp phát hiện bệnh xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, suy tim xung huyết có vàng da...
BIL (Billirubin – Sắc tố màu da cam)
Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.
Cách đọc và hiểu các chỉ số xét nghiệm có trong nước tiểu
Glucose (Glu) – đường trong máu
- Bình thường không có.
- Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L.
Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose (nếu là thai phụ thì có thể có xuất hiện). Khi đường huyết trong máu tăng cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân... thì bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.
Leukocytes (LEU ca) - tế bào bạch cầu
- Bình thường âm tính (LEU -)
- Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.
Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thoát ra đường tiểu. Tế bào bạch cầu trong nước tiểu xuất hiện khi bạn bị nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng nước tiểu, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn... Ở thai phụ, bạch cầu có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu thai phụ đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm... Đây là lý do xuất hiện chỉ số LEU 3+ hoặc LEU +++ trên tờ xét nghiệm.
Nitrate (NIT)
- Bình thường âm tính.
- Chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite niệu. Do đó, nếu như tìm thấy nitrite có trong nước tiểu thì có nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng đường niệu. Nếu kết quả là dương tính thì có khả năng nhiễm trùng E. Coli.
Urobilinogen (UBG)
- Bình thường không có.
- Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L
Urobilinogen có trong nước tiểu là dấu hiệu của bệnh về gan và mật như xơ gan, viêm gan, túi mật bị nghẽn...
Billirubin (BIL)
- Bình thường không có
- Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L
Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu thì có khả năng gan đang bị tổn thương hoặc túi mật bị nghẽn.
Protein (PRO) - Đạm
- Bình thường không có
- Chỉ số cho phép: 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
Nếu phát hiện trong nước tiểu thai phụ có chứa protein thì có thể liên quan đến các chứng thiếu nước, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận, nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết, nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.
pH
- Chỉ số bình thường: 4,6 – 8
Độ pH thường dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
Blood (BLD)
- Bình thường không có.
- Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL
Máu xuất hiện trong nước tiểu có thể liên quan đến các chứng viêm, bệnh hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
Specific Gravity (SG)
– Chỉ số bình thường: 1.005 – 1.030
Đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước).
Ketone (KET)
- Bình thường không có.
- Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L
Nếu thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường thì Ketone sẽ xuất hiện trong nước tiểu.
ASC (Ascorbic Acid)
- Chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L
Bên trên là những chỉ số cơ bản khi làm xét nghiệm nước tiểu. Sẽ có một số trường hợp được ghi cụ thể kết quả xét nghiệm cùng những chỉ số LEU 3+, KET, ASC...
Địa chỉ xét nghiệm uy tín minh bạch
Dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Xander
Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.
Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quáttại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
- Giágói xét nghiệm tổng quát của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 937,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- 6 bệnh có thể phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu
- Những thông tin cần biết khi làm xét nghiệm nước tiểu
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!