Sữa đậu nành có nhiều ích lợi, đó là điều mà ai cũng biết, nhiều người thậm chí đã mua máy làm sữa đậu nành vì muốn thưởng thức hương vị thơm ngon ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu nấu sữa đậu nành không đúng cách, bạn và người thân có thể bị trúng độc. Và có trường hợp trẻ đã phải nhập viện do uống sữa đậu nành mẹ nấu chưa chín.
Một người mẹ ở Trung Quốc tên Wang khi nghe nói sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, thế là chị quyết định nấu sữa đậu nành cho con gái Lan Lan uống mỗi ngày. Sáng hôm ấy, khi Lan Lan sắp trễ giờ học, chị vội vàng nấu sữa đậu nành rồi bắt con uống hết. Tại trường, Lan Lan bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như nôn, hô hấp khó khăn, đau bụng, tiêu chảy, sau đó đứa trẻ được cấp cứu tại bệnh viện, nhưng do tình trạng trúng độc quá nghiêm trọng nên đứa trẻ đã qua đời.
Trong sữa đậu nành nấu chưa chín kĩ chứa rất nhiều độc tố saponin, chất này chính là nguyên nhân khiến đứa trẻ bị nôn, hô hấp khó khăn và tiêu chảy (Ảnh minh họa).
Bác sĩ pháp y đã tiến hành khám nghiệm tử thi và phát hiện 'đầu sỏ tội ác' chính là ly sữa đậu nành chưa được nấu chín.
Bác sĩ giải thích, sữa đậu nành có chứa một loại độc tố gọi là saponin. Chất này hòa tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch, tạo ra nhiều bọt, vì vậy trong công nghiệp sản xuất xà phòng người ta hay sử dụng loại chất này.
Nếu chất saponin được đun sôi ở nhiệt độ cao thì độc tính của nó sẽ bị mất đi hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu chỉ đun sữa đậu nành đến nhiệt độ 80℃- 90℃ thì lúc này nhiệt độ sẽ mở rộng saponin tạo ra nhiều bọt trên thành nồi. Người mẹ đã nhầm tưởng rằng sữa đậu nành đã chín và tắt bếp. Như vậy trong sữa đậu nành sẽ chứa rất nhiều độc tố saponin. Chất này chính là nguyên nhân khiến đứa trẻ bị nôn, hô hấp khó khăn và tiêu chảy.
Nếu chỉ đun sữa đậu nành đến nhiệt độ 80℃- 90℃ thì lúc này nhiệt độ sẽ mở rộng saponin tạo ra nhiều bọt trên thành nồi (Ảnh minh họa).
Bác sĩ đưa ra lời khuyên:
- Nấu sữa đậu nành đúng cách là vặn lửa to đun sôi trên bếp, sau đó vặn lửa nhỏ, tiếp tục đun thêm 5 phút nữa thì sữa đậu nành mới chín hoàn toàn.
- Thời gian phát tán độc tố trong cơ thể do uống sữa đậu nành chưa được nấu chín kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng, triệu chứng là nôn, đau bụng, tiêu chảy, có thể đi kèm các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, hô hấp khó khăn.
- Nếu triệu chứng trúng độc nhẹ, bệnh nhân không cần chữa trị vẫn có thể tự khỏi, nếu triệu chứng trúng độc nghiêm trọng, bệnh nhân cần đưa ngay đến bệnh viện điều trị.
Lưu ý khi cho trẻ uống sữa đậu nành để đảm bảo an toàn
- Tuyệt đối không cho trẻ uống sữa đậu nành chưa nấu chín hoàn toàn.
Nếu nấu sữa đậu nành không đúng cách, bạn và người thân có thể bị trúng độc (Ảnh minh họa).
- Không cho trẻ uống sữa đậu nành khi đang đói bụng bởi khi vào dạ dày trống, cơ thể trẻ không thể tiêu hóa hết protein.
- Mẹ lưu ý không pha sữa đậu nành với đường nâu cho trẻ uống bởi đường nâu chứa nhiều axit hữu cơ, khi kết hợp với protein và canxi trong sữa dẫn đến canxi bị biến mất.
- Không bảo quản sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt vì đây là môi trường ủ ấm cho vi khuẩn sinh sôi, sẽ làm giảm chất lượng sữa.
- Ngoài ra, tuyệt đối không uống sữa đậu nành cùng thuốc kháng sinh hoặc gần thời gian trẻ uống thuốc kháng sinh, bởi cả hai sẽ đối kháng tạo ra phản ứng hóa học, phá hoại chất dinh dưỡng trong sữa, thậm chí gây ra tác dụng phụ.
Nguồn: Sina, NTDV
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!