Có nhiều người hay thắc mắc về chuyện lựa chọn phương pháp cắt trĩ nào thì có hiệu quả tốt hơn mà lại không gây ra nhiều tai biến. Trong đó, phương pháp Longo được cho là có khả năng bình phục nhanh mà lại đau ít. Vậy thực hư chuyện này như nào? Lily & WeCare sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này.
Câu chuyện thực tế về cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Năm 2010, anh Đăng Khoa (Hà Nội) đã từng trải nghiệm phương pháp cắt trĩ longo. Trước khi lựa chọn phương pháp này, anh Khoa cũng đã tìm hiểu về nó khá kỹ và cũng chính vì những lời khen dành cho phương pháp này nên anh đã quyết định lựa chọn. Anh thực hiện phẫu thuật tại bệnh viện 108.
Nhưng kết quả của phương pháp này lại hoàn toàn không giống những gì mà anh Khoa đã đọc được trên mạng. Thời gian anh nằm viện để mổ là 4 ngày. Sau 2 tuần xuất viện thì anh hết đau. Nhưng chưa đến 6 tháng thì bệnh của anh lại tái phát. Chi phí điều trị của anh thời điểm đó là khoảng 13 triệu đồng mà bệnh vẫn không khỏi.
Vậy thì trường hợp của anh Khoa liệu có thể trách cơ thể anh đặc biệt hay đội ngũ bác sĩ thiếu chuyên nghiệp mà phương pháp này không đạt hiệu quả? Dù không có khẳng định nào đúng nhưng có thể nói, phương pháp cắt trĩ nào thì cũng có ưu nhược điểm riêng của nó, Longo cũng vậy.
Phương pháp cắt trĩ Longo là gì?
Có những loại thuốc nào trong điều trị bệnh trĩ?
Có nên chữa trĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương không?
Cắt trĩ bằng laser như thế nào?
Hành trình cắt trĩ bằng phương pháp không bảo tồn Milligan Morgan
Kinh nghiệm điều trị trĩ bằng thảo dược của bố tôi
Hiện nay, phương pháp cắt trĩ Longo đang được dân tình đồn là một cái "Máy cắt trĩ" . Thực chất thì đây là một loại dụng cụ giống cái kìm cộng lực. Khi tiến hành phẫu thuật cắt trĩ, các bác sĩ sẽ bóp 2 gọng kìm để dập các ghim clip chứ không phải dùng điện như mọi người vẫn tưởng.
Phương pháp này chính thức lần đầu tiên được mô tả vào năm 1993 tại Palermo, Ý. Năm 2001, trong một hội thảo về phẫu thuật trĩ cũng đã nêu đến phương pháp này nhưng lại không khuyến nghị các nước nên dùng và tùy ai muốn làm theo thì làm. Từ đó đến nay, bên cạnh những ca phẫu thuật thành công mỹ mãn thì cũng có biết bao biến cố mà không được nói đến. Và bạn cần biết rằng, Longo cũng có thể gây ra rất nhiều tai biến nguy hiểm.
Những tai biến của phương pháp Longo trong điều trị bệnh trĩ
Thứ nhất, sau khi phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo thì có thể gây a nguy cơ gây hẹp lỗ trong hậu môn không thể hồi phục. Ống hậu môn có đường kính cố định là 3,2cm, trong khi ống hậu môn đoạn mở vào trực tràng lại có đường kính tự nhiên khoảng từ 4 đến 4,5cm nên nó sẽ bị kéo co lại.
Thứ 2, phương pháp Longo không thể lấy đi hết trĩ nội vì đối với những thể tích vòng trĩ lớn thì ống Longo hiển nhiên không thể chứa hết được.
Thứ 3, nhiều trường hợp các clip không rơi ra (nhất là khi nó được làm bằng Plastic) thì sẽ trở thành dị vật trong ống hậu môn. Điều này có thể dẫn đến hậu môn tiếp tục sẽ bị viêm nhiều lần khác như đau rát khi đi đại tiện, đại tiện khó, tăng tiết dịch nhầy, có thể có lẫn máu tươi,...
Thứ 4, phương pháp Longo thường gây ra hiện tượng chảy máu thứ phát do các ghim clip không thể ép chắc để cầm máu, đôi khi bệnh nhân sẽ phải phải truyền máu vào ngày thứ 2 hay thứ 3 sau ca mổ. Biến cố dễ gặp nhất là chảy máu kéo dài sau mổ.
Thứ 5, do biến đổi giải phẫu trong lỗ hậu môn nên Longo có thể làm mất hoặc rối loạn phản xạ mót đại tiện tự nhiên.
Thứ 6, phương pháp cắt trĩ Longo chỉ làm được một số lượng ít các ca trĩ nội đơn thuần mà không cắt được trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại và không chữa được nứt kẽ hậu môn,... mà bệnh nhân các dạng này lại phải chọn một phương pháp mổ khác. Điều đáng nói ở đây là chỉ có khoảng 10% tổng số bệnh nhân mắc bệnh trĩ có dạng trĩ nội đơn thuần thôi.
Tóm lại, phương pháp cắt trĩ Longo vẫn còn có nhiều hạn chế, hiệu quả không cao mà giá thành lại không hề thấp nhưng vẫn luôn được quảng cáo là Máy cắt trĩ nên thu hút được đông đảo người bệnh. Dù là phương pháp nào thì cũng vẫn chứa những đặc điểm riêng nhằm chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân nên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉmang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!