“3 tháng sau khi phẫu thuật bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc máu dây rốn, sức khỏe của con gái tôi dường như đã khá hơn rất nhiều. Trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện, tình hình sức khỏe của nó dường như tiến triển rất tốt. Các bác sĩ vui mừng thông báo bệnh tình của nó hoàn toàn có thể tin tưởng khỏi hẳn trong tương lai không xa.” Đó là tâm sự của cô Trương Thị Thúy, mẹ của Hoàng Thị Thùy Linh - một bệnh nhân đầu tiên chữa khỏi ung thư máu bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc máu dây rốn tại viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Ám ảnh nỗi đau mang tên ung thư máu
Cách đây 3 năm, chính xác là vào tháng 9/2014, tôi phát hiện con gái mình bị ung thư máu. Lúc đó, tinh thần Linh dường như sụp đổ hoàn toàn, tâm trạng rối bời đầy lo lắng và sợ hãi. Chính chúng tôi, người làm cha làm mẹ cũng thực sự choáng váng và không tin vào sự thật con gái mình mắc căn bệnh ung thư máu quái ác.
Tôi không thể chấp nhận được đứa con gái chăm ngoan, học giỏi lại có hiếu với bố mẹ như nó lại mắc căn bệnh hiểm nghèo như vậy. Nhìn còn đau khổ, buồn rầu bao nhiêu nước mắt tôi lại lăn dài bấy nhiêu. Những ngày tháng đó giống như những cơn ác mộng ập đến với gia đình, tất cả mọi thứ đều bị xáo trộn. Nó chỉ mới ra trường đi làm, công việc kế toán bận rộn nên vẫn chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình. Mới có 20 tuổi đầu, tương lai đang rộng mở, sau này không biết có ai chịu chăm sóc cho em nó hay không. Nghĩ đến đó, dường như tôi có thể gánh chịu hết mọi bệnh tật cho con thì tốt biết mấy.
Nhiều lúc tinh thần như suy sụp hoàn toàn, muốn buông xuôi tất cả nhưng nghĩ đến cô con gái nhỏ bé đang chống chọi với bệnh tật, tôi tự nhủ rằng “còn nước còn tát”. Tôi không thể gục ngã, tôi phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con an tâm điều trị.
Tia hy vọng sống nhờ phương pháp ghép tế bào gốc
Cả nhà lúc đó chỉ biết tập trung tinh thần đưa Linh ra Hà Nội để điều trị. Sau nhiều hồi theo dõi, thăm khám, các bác sĩ tại đây quyết định phẫu thuật ghép tế bào gốc chữa ung thư máu cho Linh vào ngày 30/12/2014. Oái ăm ở chỗ, em trai nó sẵn sàng hiến tế bào gốc nhưng lại không phù hợp. May mắn, các bác sĩ đã tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp trong ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng. Ca phẫu thuật diễn ra thành công như mong đợi, hoàn toàn có hy vọng chữa khỏi được căn bệnh ung thư máu hoặc ít ra cũng có thể kéo dài gấp đôi thời gian sống so với các bệnh nhân khác.
3 tháng sau khi phẫu thuật bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc máu dây rốn, sức khỏe của con gái tôi dường như đã khá hơn rất nhiều. Trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện, tình hình sức khỏe của nó dường như tiến triển rất tốt. Các bác sĩ vui mừng thông báo bệnh tình của nó hoàn toàn có thể tin tưởng khỏi hẳn trong tương lai không xa.
Lưu trữ máu cuống rốn - ‘Bảo hiểm sinh học’ của con người
Chữa ung thư máu với Venetoclax
Tìm hiểu Phương pháp điều trị bệnh ung thư tế bào gốc tại Huế
Chữa ung thư máu bằng ghép tế bào gốc từ máu dây rốn khác huyết thống
Chàng trai Tây bị ung thư máu được người dân Việt cưu mang
Ngày 7/4/2015, con gái tôi được xuất viện, và sau 10 ngày lại quay trở lại viện để kiểm tra sức khỏe. Bệnh ung thư máu này của nó hằng tháng phải đều đặn đến bệnh viện để khám để các bác sĩ theo dõi diễn biến tình hình. Hơn 90 ngày trôi qua, các bác sĩ viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, các chỉ số của con gái tôi đã gần như ổn định hoàn toàn. Tế bào gốc máu cuống rốn đã bắt đầu mọc ổn định, thay thế toàn bộ tế bào gây bệnh trước đó. Con bé không cần truyền máu, hóa chất nữa. Nó chỉ uống thuốc để chống thải ghép và đến bệnh viện theo dõi thường xuyên.
Hiện nay, con gái tôi đã khỏe mạnh như người bình thường. Nó đã bắt đầu đi làm trở lại để thực hiện hóa ước mơ của mình. Nhìn con tôi rất vui và hạnh phúc, khoảng thời gian khó khăn nhất của cuộc đời đã qua đi. Giờ đây chỉ mong con có thể sống vui vẻ sau những ngày chiến đấu với bệnh tật.
Trên đây là câu chuyện chia sẻ đến từ người thân của bệnh nhân chữa ung thư máu thành công bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Phải nói đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho các bệnh nhân đang điều trị căn bệnh này.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉmang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!