Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan rất nhanh. Tiêm ngừa viêm gan B là cách tốt nhất để tránh khỏi sự nguy hiểm của căn bệnh này. Vì vậy, rất nhiều trường hợp quên không tiêm phòng hay chích ngừa viêm gan B trễ. Vậy chích ngừa viêm gan B trễ có sao không? Hãy để Lily & WeCare giải đáp thắc mắc này giúp các bạn qua bài viết sau đây.

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan rất nhanh. Tiêm ngừa viêm gan B là cách tốt nhất để tránh khỏi sự nguy hiểm của căn bệnh này. Vì vậy, rất nhiều trường hợp quên không tiêm phòng haychích ngừa viêm gan B trễ. Vậy chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?Hãy để Lily & WeCaregiải đáp thắc mắc này giúp các bạn qua bài viết sau đây.

Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?

Hiện nay, vắc xin viêm gan siêu vi B được đánh giá là một trong số những loại vắc xin an toàn với cơ thể con người. Thông qua các kiểm tra lâm sàng cho thấy loại vắc xin này có rất ít tác dụng phụ, tỉ lệ phản ứng chỉ là 1/600000 liều vắc xin.

Đại đa số các nước trên thế giới đều thực hiện tiêm phòng theo đúng lịch là 0 – 1 – 6. Tức là mũi tiêm đầu tiên sẽ cách mũi thứ hai sau 1 tháng. Mũi tiêm thứ 3 nhắc lại sau 6 tháng tính từ mũi đầu tiên. Trừ một số trường hợp đặc biệt, đó là người mẹ nhiễm viêm gan B mạn tính sẽ áp dụng tiêm phòng cho trẻ theo trình tự 0 – 1 – 2 – 12, để đảm bảo ngăn chặn lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con.

Đối với trường hợp quên chích mũi nhắc lại thứ 3, thì vẫn có thể đi chích lại bổ sung. Không cần thiết phải chích lại từ đầu.

Như vậy, nếu bạn đã nỡ quên không chích ngừa viêm gan B đúng thời hạn chỉ định, thì bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được tiêm chích ngừa bổ sung. Bạn cũng lưu ý, khi đã quên không tiêm mũi nhắc lại đúng lịch hẹn, mà lại bỏ qua không đi tiêm lại bổ sung, như vậy thì việc phòng tránh bệnh sẽ bị ảnh hưởng.

Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?

Những trường hợp nên chích ngừa viêm gan B

Trường hợp trong người có xuất hiện kháng thể viêm gan B là do đã từng điều trị bệnh và đã khỏi hoặc đã từng tiêm vắc xin. Qua đó cơ thể đã miễn dịch với viêm gan B, nhưng phải cần theo dõi nồng độ kháng thể, nếu kháng thể đó giảm dưới 10mlU/mL thì nên tiêm mũi bổ sung để tăng nồng độ kháng thể lên mức tiêu chuẩn để có thể bảo vệ cơ thể tốt nhất.

Khi tiêm vắc xin nếu bị gián đoạn thì không cần phải tiêm lại từ đầu, nếu bị trễ mũi thứ hai thì nên tiêm càng sớm càng tốt và tiêm mũi thứ ba cách đó 8 tuần. Nếu chích ngừa trễ mũi thứ ba thì chỉ cần tiêm nhắc lại càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn. Nhưng, bạn cũng nên nhớ việctiêm viêm gan B trễsẽ ảnh hưởng chính đến việc bảo vệ cơ thể của bạn, cụ thể là tác dụng bảo vệ cơ thể sẽ chậm hơn so với người tiêm viêm gan B đúng lịch.

Trường hợp nếu bạn đã có tiền sử dị ứng với các thành phần của vắc xin thì không nên tiêm ngừa, vì lúc đó có thể gây nguy hiểm cho cơ thể bạn. Bạn nên gặp bác sĩ để tư vấn xem có thể chuyển đổi vắc xin của nhà sản xuất này sang nhà sản xuất khác vẫn không ảnh hưởng đến quá trình tiêm chủng.

Nếu bạn không nhớ mình đã chích ngừa viêm gan B hay chưa thì bạn vẫn có thể chích ngừa lại, nhưng trước khi chích ngừa bạn cần phải làm xét nghiệm âm tính với virus viêm gan B, đây là điều kiện để bạn có thể biết được bạn đã bị nhiễm virus viêm gan B hay chưa và có được chích ngừa không. Một điều lưu ý nữa là có thể tiêm ngừa vắc xin cho bà mẹ có thai và cho con bú vì kháng thể không có tính lây nhiễm nhưng trái lại đối với những bà mẹ bệnh viêm gan do virus thì hoàn toàn có thể lây truyền cho bào thai.

Những cá nhân bị suy giảm hệ thống miễn dịch như nhiễm HIV vẫn có thể tiêm ngừa nhưng tần suất tiêm ngừa sẽ dày hơn vì để đảm bảo tạo ra một lượng lớn kháng thể bảo vệ cơ thể.

Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?

Những ai không nên tiêm vắc xin viêm gan B

Tiêm ngừa viêm gan siêu vi B là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên một số nhóm bệnh nhân dưới đây không được tiêm vắc xin viêm gan B để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:

- Người có tiền sử dị ứng nặng đối với các thành phần có trong vắc xin.

- Người có tiền sử sốc phản vệ khi tiêm các loại vắc xin khác trước đây.

- Bệnh nhân đã nhiễmviêm gan siêu vi B cấp và mạn tính không sử dụng vắc xin viêm gan B vì sẽ không có hiệu quả điều trị.

Những thông tin Lily & WeCare chia sẻ trên đây hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về việc chích ngừa viêm gan B, hay chích ngừa viêm gan B trễ có sao không. Việc phòng ngừa bệnh là rất tốt, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ và theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan tại Xander

Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.

Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc virus viêm gan tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander

  • Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Chi tiết gói xét nghiệm Sàng lọc virus viêm gan

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser: Đánh giá các tế bào máu ngoại vi và chức năng tạo máu của tủy xương để góp phần chẩn đoán các bệnh lý của máu và cơ quan tạo máu (nhiễm trùng, viêm nhiễm, thiếu máu, suy tủy, ung thư máu).
  • Xét nghiệm GGT: Chức năng gan: đánh giá viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan...
  • Xét nghiệm ALT (GPT): Chức năng gan: viêm gan cấp, mãn tổn thương nhu mô gan...
  • Xét nghiệm AST (GOT): Chức năng gan: viêm gan cấp, mãn tổn thương nhu mô gan...
  • Xét nghiệm HBsAg: Sàng lọc viêm gan do virus viêm gan B
  • Xét nghiệm Anti - HBs định lượng: Định lượng kháng thể của kháng nguyên bề mặt viêm gan B
  • Xét nghiệm Anti-HCV (ELISA): Kháng thể chống virus viêm gan C, chẩn đoán, theo dõi viêm gan C.

Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?

Cách tính tổng chi phí xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Chích ngừa viêm gan B bao nhiêu mũi?
  • Dinh dưỡng cho người bị viêm gan

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!