Gia đình nhà Jeans luôn náo loạn bởi sự bướng bỉnh và những trò nghịch ngợm không cách nào ngăn lại được của ba cô con gái: Andrew, Jessie và Leah. Cuối cùng, bố mẹ đã phải viện đến sự trợ giúp của Supernanny – một chương trình truyền hình thực tế ở Anh, luôn giúp các gia đình dạy dỗ trẻ bằng những phương pháp cực kỳ hiệu quả dựa trên tâm lý trẻ – để hướng dẫn mình cách uốn nắn các con.
Những bài học mà chuyên gia Jo Frost của Supernanny đưa ra đã giúp chị Barbara Jeans – mẹ của 3 đứa trẻ - thành công trong việc điều chỉnh hành vi của con, giúp giải quyết những bế tắc mà gia đình đang gặp phải. Dưới đây là phương pháp dùng 'chiếc ghế hư' trong nhà để dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của mình:
'Trị' con bướng bỉnh bằng phương pháp 'chiếc ghế hư đốn'.
Andrew là một đứa trẻ bướng bỉnh và rất ít khi nghe lời nhưng đã được điều chỉnh nhờ phương pháp phạt con sử dụng 'Chiếc ghế hư'.
Các bước thực hiện phương pháp 'chiếc ghế hư' như sau:
1. Nếu trẻ bướng bỉnh nhất quyết không nghe những lời giải thích, khuyên nhủ của mẹ. Hãy đưa trẻ đến và buộc trẻ phải ngồi vào 'chiếc ghế hư'.
Thiết lập nơi đặt ghế cho trẻ xem, chọn góc có thể khiến trẻ phải tự mình suy nghĩ, bình tâm và nên tránh xa tivi hoặc đồ chơi.
Thiết lập góc đặt 'Chiếc ghế hư đốn'.
2. Mẹ sẽ ngồi xuống, đối diện ngang tầm với trẻ, giao tiếp bằng mắt với trẻ.
3. Dùng giọng thật nghiêm để nói với trẻ rằng: 'Con sẽ phải ngồi yên ở đây cho đến khi mẹ quay lại!'. Để thời gian cho trẻ tự điều chỉnh, số phút bằng số tuổi của trẻ.
Ở bước này, dù trẻ có chống đối bằng cách chạy ra, leo trèo lên ghế hay la hét… mẹ nhất định cũng chỉ được dùng một giọng thật nghiêm, bảo hãy ngồi xuống vào ghế và đợi đến khi mẹ quay lại.
Ngồi xuống ngang tầm với trẻ và nói cho trẻ biết về quy định.
4. Khi hết thời gian, hãy quay lại, giải thích cho trẻ về hành vi sai của bé. Và nói rằng đó là nguyên nhân mà trẻ phải ngồi vào chiếc ghế phạt này.
5. Với bé trên 2,5 tuổi, hãy yêu cầu một lời xin lỗi từ bé. Đối với bé từ 1-2,5 tuổi chỉ cần trẻ thể hiện đã hiểu và lắng nghe bố mẹ là được. Những điều này cho thấy bé đã hiểu quy trình và thông điệp của mẹ.
Và cuối cùng, khi chị Barbara áp dụng chính xác những bước này với cô con gái 4 tuổi của mình, mọi chuyện đã được giải quyết. Andrew đã nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi mẹ.
Cuối cùng, trẻ sẽ nhận ra lỗi sai và xin lỗi mẹ.
Bác sỹ Anh Nguyễn - hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh – cũng là người đã lời khuyên cho các bố mẹ nên áp dụng phương pháp 'Chiếc ghế hư' chia sẻ: 'Trong trường hợp mẹ đã áp dụng tốt phương pháp, bé chịu xin lỗi nhưng vẫn lặp lại hành vi bướng bỉnh thì mẹ vẫn nên kiên trì tiếp tục áp dụng đúng 1 phương pháp đến khi bé giảm dần số lần biểu hiện hành vi'.
Ngoài ra, bác sỹ cũng đưa ra những lưu ý nhỏ trong việc áp dụng các hình phạt con như sau:
Muốn phạt con hiệu quả, phải thống nhất một hình phạt và trao đổi với các thành viên trong gia đình (Ảnh minh họa)
- Đừng nghĩ hình phạt/sự răn đe của bạn là có hiệu lực ngay đối với trẻ con. Trẻ cần sự lặp lại một hình thức răn đe nhiều lần để có thể hiểu và ngoan hơn.
- Nhiều cha mẹ cảm thấy hình phạt của mình có hiệu quả, ví dụ con sẽ không dám làm gì khi nhìn thấy cây roi, nhưng đó là điều đáng lo hơn là đáng mừng. Tâm lý trẻ con trước 5 tuổi rất nhạy cảm. Nếu bé phải đối mặt với nhiều stress, bé rất dễ thu mình lại, trở nên ít hoạt bát, ít nói, dễ sơ chấn tâm lý và tự kỉ. Vì vậy, nên tránh việc dùng đòn roi khi phạt trẻ.
- Hãy thống nhất từ đầu đến cuối một phương pháp răn đe cho trẻ. Không nên thay đổi quy trình hay cách răn đe. Và mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ nên thỏa thuận ngầm với nhau mỗi khi thực hiện một biện pháp với trẻ, nhằm tránh việc trẻ sẽ bám víu vào người khác để chống đối.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!