Chọn dịch truyền cho người sốt xuất huyết

Sống khỏe mạnh - 05/19/2024

Người bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý những thông tin dưới đây để chọn dịch truyền cho phù hợp.

Huyết tương thoát ra ngoài, thể tích máu trong lòng mạch giảm, sốt cao gây mất nước làm tăng thêm sự giảm sút, máu cô đặc lại, huyết áp hạ, nhịp tim nhanh, nên cần phải truyền dịch. Sự mất dịch này chủ yếu là mất nước, ít mất natri.

Cần chọn loại dịch chứa ít natri. Tốt nhất là dung dịch Ringer lactate. Nếu không có thì dùng dung dịch natri chlorid đẳng trương (0,9%), glucose đẳng trương ( 5%). Chỉ khi rất nặng (cấp cứu ở bệnh viện) mà truyền các dung dịch này huyết áp vẫn không hồi phục, thì mới chuyển sang truyền các dung dịch cao phân tử.

Chọn dịch truyền cho người sốt xuất huyết

Người bệnh sốt xuất huyết được truyền dịch (Ảnh minh họa: Internet)

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Cần ưu tiên dùng loại uống (ở độ I, đầu độ II), khi cần mới truyền (cuối độ II và II). Theo Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nếu cho 100% người dùng Oresol (ORS) ngay khi nhập viện, thì số người còn lại cần truyền dịch chỉ khoảng 15%.

Cần có dụng cụ đo lường (dung tích 1000ml) đủ nước (đun sôi, để nguội) để khi hòa 01 gói ORS vào vừa đủ 1000ml sẽ có dung dịch ORS đẳng trương. Trường hợp người bệnh cho cả gói ORS vào bát ăn (chỉ 300ml) cho từng ít nước vào, gạn ra uống, hoặc pha bột ORS vào nước khoáng sẽ tạo ra dung dịch ORS ưu trương. Đây là cách pha sai, khi uống dung dịch ưu trương sẽ bị khát và dẫn tới bị nhiễm độc do thừa muối.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!