Sốt xuất huyết vào mùa, Chuyên gia chỉ cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Cần biết - 11/24/2024

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế bệnh sốt xuất huyết vẫn đang có xu hướng tăng và có thể diễn biến phức tạp nếu không có các biện pháp quyết liệt phòng chống. Theo thống kê tính đến cuối tháng 5/2019, cả nước đã ghi nhận hơn 67.000 ca mắc sốt xuất huyết, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018, trong đó có 3 người đã tử vong. Nguy hiểm là nhiều dấu hiệu sốt xuất huyết giống sốt siêu vi thông thường ban đầu nên phụ huynh dễ nhầm tưởng. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng.

Sốt xuất huyết đơn giản nhưng không thể coi thường

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh Nhiệt đới, BV Bạch, mùa hè là thời điểm khí hậu nóng bức, kèm theo oi nắng nóng, các loại bệnh dịch có cơ hội phát triển, các bệnh thường gặp là tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, bệnh dịch do tả, lị thương hàn…

Ngoài ra, ghi nhận sự xuất hiện nhiều hơn của dịch như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não, viêm màng nào. Điều đáng nói là những căn bệnh như cúm, sởi trước đây được gọi là bệnh của mùa đông nhưng hiện nay trong thời điểm mùa hè cũng gặp khá nhiều.

Nói về bệnh Sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp, PGS. Cường nhấn mạnh, chúng ta biết rằng sốt xuất huyết là do virus gây ra, thời gian qua, SXH gia tăng, trên thế giới cũng gia tăng tình trạng này. Ở Việt Nam chúng ta chứng kiến dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội và các tỉnh phía nam vào năm 2017có đến vài trăm nghìn ca mắc. Tỷ lệ tử vong do biến chứng nặng cũng có mặc dù chúng ta đã kiểm soát tốt so với thời gian trước đây. Song, tỷ lệ biến chứng gây ra thì khá nghiêm trọng do đó sốt xuất huyết không thể coi thường.

PGS. Cường chia sẻ thêm, tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai hiện nay đang điều trị cho khoảng 100 bệnh nhân, đáng nói là các bệnh nhân này đều biến chứng nặng mới vào viện điều trị. Do có sự chủ quan và chưa hiểu biết hết về các dấu hiệu bệnh, nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban.

Dấu hiệu nhận biết Sốt xuất huyết và sốt phát ban

“Sốt xuất huyết là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không nhận biết cũng như có hướng xử lý điều trị đúng thì sốt xuất huyết có thể từ nhẹ, trở nặng và có thể dẫn đến tử vong”. PGS Cường nói.

Cũng theo PGS. Cường, nói đến sốt xuất huyết đầu tiên là phải có dấu hiệu sốt. Mặc dù sốt gặp ở rất nhiều bệnh, nhưng sốt kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mỏi cơ xương khớp, sau sốt khoảng 2-5 ngày xuất hiện các chấm rải rá trên da. những ngày sau ban dày người nhưng đây mới chỉ là dấu hiệu nhẹ của bệnh sốt xuất huyết. Với người bị sốt xuất huyết nặng hơn thì dẫn đến hiện tượng trụy mạch, tay chân lạnh, xuât huyết nội tạng… Đối với người lớn thì không bị tay chân miệng nhưng mùa hè này bị sốt xuất huyết, khi mắc sốt đột ngột, kèm theo triệu chứng đau nhức mình mẩy, chán ăn, sốt kéo dài từ 2-5 ngày sau đó bệnh nhân có các nốt phát ban, chảy máu chân răng, nếu bệnh nặng thì có thể dẫn đến chân tay lạnh, đau bụng, trụy mạch, vã mồ hôi, có biểu hiện xuất huyết nội tạng. Vì vậy, khi sốt, nhức mỏi mình mẩy nhất là trong mùa dịch thì cần nghĩ đến sốt xuất huyết, cần đi khám để được chẩn đoán sớm. Bởi nếu không để nặng thì sẽ có những biến chứng nguy hiểm như gây thoát huyết tương dẫn đến sốc do thoát huyết tương, ra ngoài còn bị chụy tim mạch.

Sốt xuất huyết vào mùa, Chuyên gia chỉ cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai

PGS. Cường cảnh báo, trong tình trạng thời tiết như thế này chỉ cần có dấu hiệu sốt kèm theo đau mỏi là phải nghĩ sốt xuất hiện. Hơn nữa nếu trong vùng cảnh báo dịch mà xuất hiện tình trạng trên thì phải đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm. Còn việc nhiều người có sự nhẫm lẫn sốt xuất huyết với sốt phát ban thì cũng dễ phân biệt, nếu là SXH thì ngày đầu chưa có phát ban, thường ngày thứ 3-5 trở đi sẽ xuất hiện các nốt đỏ, da xung huyết có các chấm li ti và đặc biệt không ngứa. Còn sốt phát ban thì xuất hiện các ban đỏ nhưng kèm ngứa và khi ấn tay vào thì cá nốt đỏ không biến mất.

Điều trị sốt xuất huyết thế nào?

SXH là bệnh ở cộng đồng nên điều trị ở cộng đồng,hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên với sxh thông thường thì chỉ cần theo dõi tại nhà uống nước, uống oresol, dùng thuốc hạ sốt, một số mất nước thì truyền dịch ngày thứ 5 thứ 7 thì sang giai đoạn hồi phục.

Sốt xuất huyết không có dấu hiệu cảnh báo,chỉ sốt đau mình mảy không nôn, phát ban nhẹ thì tự theo dõi tại nhà, dùng hạ sốt theo quy định, kèm theo biện pháp chườm mát… PGS. Cường cũng cảnh báo nhiều tâm lý phụ huynh lo lắng thấy con sốt thì cho con uống kháng sinh, hoặc dùng Corticoid,một số người còn sử dụng thuốc của ông lang bà mế mà chưa được sự cấp phép của Bộ y tế cũng rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân quan niệm bị sốt xuất huyết là phải truyền máu, truyền dịch, truyền đạm là sai, truyền đạm hay truyền dịch cũng phải theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Những trường hợp tử vong do sốt xuất huyết thường vào đầu mùa dịch chính là chẩn đoán nhầm và để biến chứng

Để phòng bệnh phải hiểu căn nguyên gây bệnh theo đường nào thì phòng đường đó. Sốt xuất huyết là bệnh so virus truyền bệnh từ muỗi vằn, vì thế việc đầu tiên là phải phòng tránh muỗi đốt. Muỗi vằn đẻ trứng ở những chỗ đọng nước như lọ hoa, nước vật dụng đọng nước trong nhà vì vậy phải vệ sinh nhà cửa diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy…Khi năm ngủ phải mắc màn tránh muối đốt, nếu phải làm việc những nơi ẩm thấp nên mặc quần áo dài tay thoa kem chống côn trùng đốt.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!