Chóng mặt do thay đổi tư thế, vì sao?

Cần biết - 11/24/2024

Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày từ 7 - 8 giờ để không bị chóng mặt.

Tôi thường bị choáng váng, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi để đứng lên. Khi đứng lên, thường bị hoa mắt, choáng váng khoảng vài phút mới trở lại bình thường.

Xin hỏi đó là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyễn Hồng (Hải Phòng)

Theo mô tả thì có thể đây là hội chứng “chóng mặt tư thế”. Biểu hiện của bệnh là: cảm thấy choáng váng khi thay đổi tư thế đầu, cơn choáng váng thường kéo dài vài phút; có thể kèm buồn nôn hoặc nôn, hay gặp ở người có huyết áp thấp.

Tuy nhiên, tình trạng chóng mặt này cũng có thể xảy ra ở một số người khỏe nhưng ít hoặc không có sự tập luyện, khi thay đổi tư thế đầu quá nhanh sẽ làm cho hệ thống tiền đình không kịp định vị về vị trí của cơ thể trong không gian dẫn đến hiện tượng choáng váng.

Tương tự như vậy, nhiều người thường bị say tàu xe với các triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn, nôn, không thể ngồi mà phải nằm khi di chuyển bằng tàu xe.

Để cải thiện tình trạng chóng mặt, cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ, chất dinh dưỡng theo ba bữa chính là sáng, trưa, tối.

Thường xuyên tập thể dục đều đặn vừa sức, chú ý tập các động tác xoay tròn người, xoay đầu cổ, cúi ngửa...

Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày từ 7 - 8 giờ.

Do trong thư bạn không nói rõ tuổi và có mắc bệnh lý nào kèm theo không, vì vậy nếu tình trạng kéo dài và không đỡ, bạn cần tới cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!