Chửa trứng là một bệnh lý do sự phát triển bất thường của các tế bào nuôi trong nhau thai hình thành. Hiện tượng này xảy ra khi các tế bào nuôi nhau phát triển quá nhanh khiến cho gai nhau bị thoái hóa, phù nề tạo thành các túi nhỏ chứa đầy nước dính lại với nhau như chùm nho. Thông thường chửa trứng là một bệnh khá lành tính nếu ở dạng chửa trứng thoái triển nhưng cũng có một số trường hợp gây nên biến chứng nguy hiểm nếu trong trường hợp chửa trứng xâm lấn. Bài viết này sẽ mang đến với bạn một số thông tin về chửa trứng thoái triển và chửa trứng xâm lấn.
Dấu hiệu chửa trứng thoái triển và chửa trứng xâm lấn
Bệnh nhân bị chửa trứng thường xuất hiện các triệu chứng lâm sang như:
- Xuất hiện hiện tượng chậm kinh, rong kinh kéo dài
- Máu âm đạo có màu sẫm, đỏ loãng hoặc đen
- Một số bệnh nhân chửa trứng còn có hiện tượng thai nghén
- Bụng bệnh nhân to ra nhanh bất thường
- Cơ thể mệt mỏi, có biểu hiện thiếu máu
- Không sờ thấy thai nhi, không nghe thấy tim thai nhi, không thấy thai nhi máy
- Trong trường hợp chửa trứng xâm lấn tử cung thường bị mềm, kích thước tử cun lớn hơn tuổi thai, còn với chửa trứng thoái triển thì không có biểu hiện này
- Khám âm đạo thấy có nhân di căn, màu tím sẫm.
Các bác sĩ cần tiến hành siêu âm để xác định tình trạng chửa trứng.
Ngoài các biểu hiện lâm sàng trên, các bác sĩ còn cần thực hiện các xét nghiện như siêu âm, định lượng nồng độ nội tiết tố để đưa ra kết luận chính xác. Chửa trứng xâm lấn hay chửa trứng thoái triển đều có những biểu hiện lâm sàng và cận lân sàng tương tự nhau. Các bác sĩ chỉ có thể đưa ra kết luận được là chửa trứng thoái triển hay xâm lấn sau khi thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu, xét nghiệm sinh thiết mẫu bệnh phẩm sau khi đã điều trị chửa trứng hoặc tình trạng này tái diễn sau một thời gian điều trị.
Biến chứng của chửa trứng thoái triển và chửa trứng xâm lấn
Chửa trứng thoái triển là bệnh lý lành tính hơn chửa trứng xâm lấn. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng như mất máu, suy dưỡng dưỡng, băng huyết. Đối với bệnh nhân chửa trứng xâm lấn, các nguyên bào nuôi thường sẽ lại tiếp tục phát triển trở lại gây nên biến chứng di căn toàn thân, gây ung thư ác tính, có nguy cơ tỷ vong cao.
Điều trị chửa trứng thoái triển và chửa trứng xâm lấn
Phương pháp điều trị chửa trứng xâm lấn là cần phải cắt bỏ tử cung.
Những dấu hiệu đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý
Mang thai 3 tháng đầu bị ra máu và nguy cơ tiềm ẩn
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
Khi bệnh nhân được xác định là chửa trứng không quan trọng là chửa trứng thoái triển hay chửa trứng xâm lấn, điều quan trọng và cần thiết thực hiện đầu tiên là nhanh chóng ra ngoài tử cung bằng phương pháp nong nạo hoặc hút nạo. Sau khi thai trứng được xử lý, bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám sau khoảng 2 tuần để hạn chế các biến trứng nguy hiểm. Khoảng 80% bệnh nhân chửa trứng ở trường hợp thoái triển nên sau khi điều trị sẽ không xảy ra biến chứng gì và hoàn toàn có thể mang thai tiếp. Nhưng bệnh nhân bị chửa trứng xâm lấn thì hiện tượng này sẽ lại tái phát. Lúc này, bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp điều trị xạ, hóa chất và thực hiện cắt bỏ hoàn toàn tử cung.
Hy vọng với những thông tin trên về vấn đề chửa trứng thoái triển và chửa trứng xâm lấn sẽ là thông tin hữu ích với các bạn đọc. Trang bị thêm những kiến thức sinh sản là điều nên làm cho các chị em phụ nữ trước khi lập gia đình.
>>> Xem thêm: Chửa trứng - thần chết tiềm ẩn nếu mẹ bầu không biết!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!