Chữa ung thư máu bằng ghép tế bào gốc từ máu dây rốn khác huyết thống

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh nhân Hoàng Thị Thùy Linh là bệnh nhân bị ung thư máu đầu tiên được cứu sống nhờ phương pháp ghép tế bào gốc từ máu dây rốn khác huyết thống. Sau 90 ngày cấy ghép, phương pháp này đã mang đến một thành công lớn đầu tiên tại Việt Nam.

Bệnh nhân Hoàng Thị Thùy Linh là bệnh nhân bị ung thư máu đầu tiên được cứu sống nhờ phương pháp ghép tế bào gốc từ máu dây rốn khác huyết thống. Sau 90 ngày cấy ghép, phương pháp này đã mang đến một thành công lớn đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên thực hiện ghép thành công

Theo Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh – Phó viện Trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương cho biết rằng, đây chính là lần đầu tiên thực hiện ca ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng (từ nguồn Tế bào gốc khác huyết thống) cho bệnh nhân Hoàng Thị Thùy Linh. Bệnh nhân sinh năm 1986, quê Quảng Bình bị mắc bệnh Lơ-xê-mi cấp thể M5a thuộc vào nhóm tiên lượng xấu, nên phương pháp tốt nhất với bệnh nhân là ghép tế bào gốc đồng loại (cùng huyết thống). Nếu không thực hiện ghép sớm thì bệnh nhân sẽ mất đi cơ hội được cứu sống. Em trai của bệnh nhân đã sẵn sàng để hiến tế bào gốc cho chị gái, thế nhưng giữa 2 chị em lại không phù hợp về HLA. Lúc này, mọi hi vọng của bệnh nhân chỉ là tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp ở trong Ngân hàng tế bào gốc máu day rốn cộng đồng của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Kết quả sau khi tiến hành đo chéo kết quả HLA giữa bệnh nhân với các tế bào gốc thu được 6 mẫu hòa hợp.

Với kết quả khả quan này, Viện đã cho tiến hành ghép tế bào gốc từ máu dây rốn khác huyết thống và miễn phí hoàn toàn chi phí của mẫu máu cho bệnh nhân Thùy Linh. Trước khi bước vào tiến hành ca ghép đầu tiên này, Viện cũng đã sẵn sàng lường trước các khó khăn có thể xảy ra như: chậm mọc mảnh ghép, nguy co xuyết huyết, nhiễm trùng cao... Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng suốt gần 3 tháng điều trị, các bác sĩ, ban lãnh đạo Viện vẫn luôn theo dõi rất sát sao diễn biến bệnh tình của bệnh nhân, tìm các biện pháp chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân trong quá trình điều trị sau cấy ghép. Đồng thời, Viện cũng phối hợp chặt chẽ từ việc cung cấp đầy đủ thuốc, đúng tiến độ, đảm bảo máu được truyền an toàn, kịp thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh nhân từng ngày...

Cùng với sự quyết tâm điều trị của người bệnh và gia đình, sự động viên tinh thần từ phía các bác sĩ, điều dưỡng mà ca ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng đầu tiên tại Việt Nam đã thành công. Cho đến nay, bệnh nhân Linh đã trở lại với các hoạt động bình thường và không cần phải truyền máu, các chỉ số xét nghiệm của bệnh nhân đều thể hiện mảnh ghép từ tế bào gốc máu dây rốn đã được mọc ổn định.

Không còn các gen gây bệnh ung thư


Chữa ung thư máu bằng ghép tế bào gốc từ máu dây rốn khác huyết thống

BSCK II Võ Thị Thanh Bình - Trưởng khoa ghép tế bào gốc cho biết rằng từ 30/12/2014 bệnh nhân Thùy Linh đã được các bác sĩ tiến hành cấy ghép, và phải nằm trong phòng ghép suốt 90 ngày so với các bệnh nhân khác thì chỉ mất 1 tháng. Sau đó, khi kiểm tra lại thì các chỉ số đã gần như đã trở nên tương đối bình thường, đã lui bệnh. Tế bào gốc máu cuống rốn cũng đã mọc ổn định, thay thế cho toàn bộ tế bào gốc gây bệnh của bệnh nhân.

GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết, tại Việt Nam, việc cấy ghép tế bào gốc đã được tiến hành trong nhiều năm qua nhưng chủ yếu chỉ là ghép tự thân và ghép đồng loại. Trường hợp của bệnh nhân Hoàng Thị Thùy Linh, là ca ung thư máu người lớn đầu tiên được ghép tế bào gốc từ máu dây rốn khác huyết thống. Giáo sư Trí cũng chia sẻ, đây là một ca bệnh đặc biệt không chỉ với riêng ông mà còn với cả bệnh viện. Trong suốt quá trình điều trị, ngày nào các bác sĩ cũng kiểm tra rất sát sao bệnh nhân và hồi hộp mong chờ từng mảnh mọc. Cho đến nay, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm vì ca cấy ghép này đã thành công. Đây chính là thành công của cả tập thể viện.

Giáo sư Trí hi vọng rằng, trong thời gian tới sẽ có thật nhiều người được ghép tế bào gốc máu cuống rốn để điều trị các bệnh ác tính cũng như lành tính về máu. Theo như báo cáo từ Trung tâm tế bào gốc của Viện, có tới 45 bệnh nhân đăng ký ghép tế bào gốc từ máu dây rốn thì có 44 bệnh nhân có chỉ số HLA phù hợp 4/6 và có thể ghép được.

Chú ý: Thông tin trong bài chmang tính tham kho, người đc cn cân nhc trước khi áp dng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!