Bạch cầu là một thành phần quan trọng có trong máu. Việc thiếu hụt hay thừa bạch cầu trong máu đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng với cơ thể người. Vậy chức năng của bạch cầu là gì và tại sao bạch cầu lại có vai trò quan trọng với cơ thể như vậy. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu cụ thể chức năng của bạch cầu qua bài viết dưới đây.
Bạch cầu là gì?
Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (có nghĩa là "tế bào máu trắng", còn có tên gọi khác là tế bào miễn dịch), là một trong những thành phần của máu.
Bạch cầu trong suốt, có kích thước khá lớn,và là tế bào có nhân. Ngoại trừ máu, bạch cầu còn được tìm thấy với số lượng lớn ở trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và một số các mô khác trong cơ thể.
Chức năng của bạch cầu là gì?
Chức năng của bạch cầu nói chung là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Bạch cầu có nhiều loại. Cùng tìm hiểu chức năng cụ thể của ba loại bạch cầu thường gặp là chức năng của bạch cầu trung tính, chức năng của bạch cầu ưa kiềm và chức năng của bạch cầu acid.
Chức năng của bạch cầu hạt trung tính
Bạch cầu hạt trung tính chính là hàng rào của cơ thể với khả năng chống lại vi khuẩn sinh mủ. Chức năng của bạch cầutrung tính là có thể huỷ hoại cũng như tiêu hóa nhiều loại vi khuẩn, những thành phần nhỏ. Ngoài ra, bạch cầu hạt trung tính còn có chứa các chất oxy hoá mạnh với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Bạch cầu hạt trung tính sẽ là bạch cầu đầu tiên tiến đến vị trí vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn. Trong quá trình thực bào các loại vi khuẩn, nhiều bạch cầu trung tính bị chết sẽ tạo thành mủ tại vị trí tổn thương. Mỗi bạch cầu này sẽ thực bào tối đa khoảng 5 đến 20 vi khuẩn.
Chức năng của bạch cầu hạt ưa kiềm
Bạch cầu hạt ưa kiềm giống với một loại tế bào khác ở trong tổ chức bên ngoài mao mạch có tên gọi là dưỡng bào.
Bạch cầu hạt ưa kiềm và dưỡng bào đều có thể phóng thích heparin làm ngăn cản quá trình đông máu và thúc đẩy việc vận chuyển mỡ từ máu sau một bữa ăn nhiều chất béo. Các tế bào này có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng.
Cơ hội cho bệnh nhân ung thư máu với phương pháp ghép tế bào gốc
Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
Cẩn thận khi Eosinophils tăng bất thường trong kết quả xét nghiệm công thức máu
Bạn hiểu gì về bạch cầu và tác dụng của chúng?
Bạch cầu bao nhiêu là bình thường?
Chức năng bạch cầu hạt ưa acid
Bạch cầu hạt ưa acid ít vận động hơn so với bạch cầu trung tính và với thực bào cũng ít tích cực hơn, bạch cầu hạt ưa acid không thực bào vi khuẩn. Chức năng thứ nhất của bạch cầu hạt ưa acid là khử độc protein lạ nhờ vào các enzyme đặc biệt trong hạt bào tương. Chúng thường tập trung nhiều ở niêm mạc đường hô hấp, tiết niệu-sinh dục, tiêu hoá để ngăn chặn các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, chúng có thể tiết ra các chất độc ngăn chặn và bao vây đối với ký sinh trùng. Bạch cầu hạt ưa acid này còn được hấp dẫn đến nơi có phản ứng dị ứng xảy ra, chúng sẽ tiết ra các enzyme để chống lại tác dụng của histamine cũng như các chất trung gian khác trong phản ứng dị ứng. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng thực bào các phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Do đó, chúng ngăn cản không cho tiến trình viêm lan rộng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chức năng của bạch cầu. Bạch cầu là một thành phần quan trọng của máu. Việc biết rõ được chức năng của bạch cầu sẽ giúp tránh được các bệnh lý liên quan đến các vấn đề về bạch cầu cũng như tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!