Chứng bàn chân bẹt ở trẻ - tướng giàu sang hay mang dị tật?

Kiến Thức Y Học - 01/16/2025

Bàn chân bẹt được xem là tướng giàu sang, phú quý theo quan niệm xưa nay. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ là dấu hiệu dị tật và cần phải chẩn đoán, điều trị kịp thời nếu không muốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thần kinh cột sống sau này.

Bàn chân bẹt được xem là tướng giàu sang, phú quý theo quan niệm xưa nay. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ là dấu hiệu dị tật và cần phải chẩn đoán, điều trị kịp thời nếu không muốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thần kinh cột sống sau này.


Hội chứng bàn chân bẹt khá phổ biến ở trẻ em Châu Á cũng như ở các nước Tây phương, hội chứng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nếu không được điều trị và gây ảnh hưởng tới chức năng thần kinh cột sống cũng như sự phát triển thể chất sau này của trẻ.

Chứng bàn chân bẹt ở trẻ - tướng giàu sang hay mang dị tật?

Hội chứng bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt với gan chân phẳng lì là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới. Tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không vòm, hay còn gọi là bàn chân bẹt. Vòm bàn chân sẽ được hình thành vào thời điểm trẻ lên 2 hoặc 3 tuổi. Vòm bàn chân cùng với hệ thông dây chằng giúp chân giảm phản lực từ mặt đất dội lên và giúp cơ thể bước đi vững chắc, ít bị té ngã hơn.

Những người bị hội chứng bàn chân bẹt thường có hệ thống dây chằng lỏng lẻo do các xương ở bàn chân không được cố định tốt, vì thế khi đi trên cát hoặc kiểm tra bằng việc in chân vào mực lên giấy sẽ không có chỗ khuyết như thông thường.

Bệnh nhân mắc hội chứng bàn chân bẹt dễ bị ngã vì lòng bàn chân không đủ linh động lúc chạm đất cũng như việc gót chân bị vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân và gối cũng bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể bị dị tật và bàn chân bị biến dạng.

Bên cạnh đó, xương cẳng chân bị xoay đi khi đi lại, chạy nhảy khiến khớp đầu gối bị đau, viêm hoặc thái hóa khớp gối, việc lệch trục từ chân ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh cột sống như vai, lưng, cổ gây ra nhiều rắc rối khác cho bệnh nhân mắc chứng bàn chân bẹt.

Dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất của chứng bàn chân bẹt ở trẻ từ 3 tuổi trở lên bao gồm việc lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường, chân của trẻ có xu hướng áp cạnh trong của lòng bàn chân xuống đất hoặc khi trẻ đi lại chân có dấu hiệu bị biến dạng, một số dấu hiệu khác như việc trẻ phàn nàn bị đau ở bàn chân, đau đầu gối hoặc mắt cá chân gây ra sự vụng về trong việc chạy nhảy, vui chơi ngoài trời.

Sự hình thành chứng bàn chân bẹt

Hội chứng bàn chân bẹt có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan đế bằng từ nhỏ hoặc do có gene xương khớp mềm ở bàn chân cũng có thể phát triển thành dạng bàn chân bẹt. Một số khác ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền do nhiều trường hợp xét hệ gia phả cho thấy cả dòng họ nội và ngoại đều có tiền sử mắc chứng bàn chân bẹt. Một số biến chứng do mắc bệnh thấp khớp, các bệnh lý liên quan tới thần kinh hay béo phì, đái tháo đường, độ tuổi và quá trình thai sản cũng là những yếu tố khả dĩ gây ra chứng bàn chân bẹt.

Một số thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số bị chứng bàn chân bẹt nhiều cấp độ. Thông thường trong thời gian đầu chứng bàn chân bẹt hầu như không gây đau đớn nhưng đến một thời điểm nhất định, việc đau mắt cá chân, đau đầu gối, khớp háng hoặc thắt lưng sẽ xảy ra khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng ở chân được nữa.

Chứng bàn chân bẹt ở trẻ - tướng giàu sang hay mang dị tật?

Phác đồ trị liệu chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ

Đối với người mắc bệnh bàn chân bẹt, trị liệu bằng dụng cụ chỉnh hình là phương pháp hàng đầu và hiệu quả nhất. Việc chỉnh hình bàn chân được thiết kế và đặt vào trong giày của người bệnh khi di chuyển giúp điều chỉnh lại các cấu trúc và chức năng của cả bàn chân.

Việc điều trị chứng chân bẹt có thời điểm vàng vào độ tuổi từ 2-7 tuổi ở trẻ, nếu được phát hiện sớm trẻ có thể được điều trị bằng đế giày chỉnh hình y khoa mà không cần phải phẫu thuật. Trong khi điều trị, bệnh nhân mắc chứng chân bẹt được khuyến cáo cần thường xuyên mang lớp đế chỉnh hình y khoa này thường xuyên trong các hoạt động ngoài trời và hoạt động thể thao, thậm chí là trong việc đi đứng mỗi ngày.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!