Chứng nứt gót chân ở mẹ bầu và cách điều trị hiệu quả

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/14/2024

Khi mang bầu, các chị em thường phải chịu nhiều áp lực nên đôi bàn chân sẽ gặp nhiều vấn đề, trong đó có nứt gót chân. Nứt gót chân sẽ gây ra cảm giác khô rát, nặng hơn là đau đớn cho các chị em. Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới các chị em những thông tin về chứng nứt gót chân ở mẹ bầu và cách điều trị để chị em cùng tham khảo.

Khi mang bầu, các chị em thường phải chịu nhiều áp lực nên đôi bàn chân sẽ gặp nhiều vấn đề, trong đó có nứt gót chân. Nứt gót chân sẽ gây ra cảm giác khô rát, nặng hơn là đau đớn cho các chị em. Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới các chị em những thông tin về chứng nứt gót chân ở mẹ bầu và cách điều trị để chị em cùng tham khảo.

Mẹ bầu nứt nẻ gót chân vì đâu?

Chứng nứt gót chân ở mẹ bầu và cách điều trị hiệu quả

Nứt gót chân là vấn đề mà chị em thường gặp khi mang bầu, hiện tượng này khiến gót chân bị khô, bong tróc, ngứa và nứt cả da. Vết nứt lâu ngày không điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm và siêu vi xâm nhập vào bên trong.

Với những người bình thường, khi trời khô hanh hoặc thay đổi thời tiết đều dễ bị nứt gót chân nhưng với phụ nữ mang thai thì hiện tượng này xảy ra nhiều hơn. Nguyên nhân nằm ở một trong số những điều sau:

- Do thời tiết thay đổi nên da của mẹ bầu trở nên thô nháp, khô và mất cân bằng độ ẩm nên gây ra bong tróc.

- Do mẹ bầu không chịu khó uống nước nên gây ra bị thiếu độ ẩm, vùng gót chân không được dưỡng ẩm.

- Do bàn chân của mẹ bầu bị tiếp xúc với môi trường nhiệt độ quá cao cũng dễ bị nứt gót chân.

- Nứt gót chân ở mẹ bầu còn được xác định là do những hóa chất có trong xà phòng có chất tẩy mạnh.

- Khi mang giày dép khô cứng, không có miếng đệm hỗ trợ cũng là nguyên nhân gây nứt gót chân ở mẹ bầu.

- Do khi mang thai, trọng lượng cơ thể của mẹ bầu đã làm tăng áp lực với lớp mỡ dưới gót chân. Lớp mỡ cũng vì chịu áp lực nên bị dạt sang hai bên, khiến cho da ở giữa không đủ độ đàn hồi dẫn tới nứt nẻ ra.

Cách trị nứt gót chân hiệu quả cho mẹ bầu

Để ngăn chặn tình trạng nứt gót chân và tìm lại đôi gót chân mịn màng, mềm mại thì mẹ có thể áp dụng cách điều trị nứt gót chân như sau:

- Thường xuyên massage với dầu dừa: Rửa sạch chân trước khi thoa dầu dừa, buổi tối trước khi đi ngủ, chị em chỉ cần dành ra chút thời gian để chăm sóc vùng da gót chân bằng cách thoa dầu dừa và massage nhẹ nhàng. Sau đó thì đeo tất vào để qua đêm, rửa sạch chân vào sáng hôm sau. Chị em sẽ nhận thấy những hiệu quả bất ngờ của việc này. Ngoài dầu dừa, chị em có thể sử dụng dầu olive, dầu mè và các loại dầu thực vật khác.

- Chăm sóc gót chân bằng mật ong: Mật ong vừa là chất dưỡng ẩm tốt, vừa là một chất kháng khuẩn cừ khôi. Chỉ cần một chậu nước ấm và một chén mật ong, chị em ngâm chân vào trong đó khoảng 10 phút mỗi ngày sẽ có kết quả đáng kinh ngạc.

- Nước cốt chanh giúp thổi bay vết nứt: Chanh có tác dụng kháng khuẩn nên đối với những vết nứt có nguy cơ viêm nhiễm, chị em có thể sử dụng nước cốt chanh để hỗ trợ được. Ngâm chân trong nước ấm có vắt chanh sẽ giúp mẹ bầu tẩy trùng và loại bỏ tế bào da chết. Sau đó, mẹ bầu dùng đá mài để kì lại lần nữa sẽ giúp lớp da cứng bị loại bỏ.

- Làm mặt nạ nước cốt chanh và đu đủ chín: Chỉ cần đu đủ chín và nước cốt chanh hòa chung với nhau thành một loại mặt nạ, đắp trong 20 phút mỗi ngày và rửa sạch lại bằng nước ấm, tình trạng nứt gót chân ở bà bầu sẽ không còn nữa.

Chứng nứt gót chân ở mẹ bầu và cách điều trị hiệu quả

- Đắp hỗn hợp chuối chín: Dùng chuối chín xay nhuyễn tạo thành mặt nạ, chị em đắp trong vòng 20 phút để chuối phát huy hết tác dụng. Sau đó, chị em rửa lại bằng nước ấm sẽ giúp cho gót chân giảm nứt và trở nên mềm mại hơn.

- Sử dụng nước hoa hồng và glycerin: Bộ đôi này sẽ giúp cho gót chân của chị em trở nên mềm mại hơn. Chỉ cần trộn hai loại này theo tỷ lệ 1:1 và thoa lên gót chân trước khi đi ngủ hàng ngày là được.

- Trị nứt gót chân bằng bột gạo: Không chỉ mang tới làn da khỏe mạnh mà bột gạo còn giúp gót chân trở nên mịn màng. Chỉ cần trộn 1 vốc bột gạo với vài thìa giấm táo, vài thìa mật ong hoặc chút dầu olive và đắp lên là được.

Ngoài ra, để phòng tránh nứt gót chân ở mẹ bầu, ngoài các phương pháp trên, chị em cần lưu ý chăm sóc gót chân mình bằng cách: vệ sinh thường xuyên gót chân, chú ý giữ ấm cho chân những khi lạnh, không nên đi chân trần trên sàn nhà lạnh, lựa chọn giày dép phù hợp, chịu khó massage chân trước khi đi ngủ để bảo vệ cho chân...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!