Thời tiết mùa đông lạnh giá, quá trình vượt cạn của các mẹ bầu đã gặp nhiều khó khăn, đồng thời, việc chăm sóc và kiêng cữ sau sinh cũng rất cần chu đáo, tỉ mỉ.
Nhiễm lạnh sau sinh nguy hiểm gấp nhiều lần người thường
Phụ nữ sau khi sinh rất yếu do trong quá trình sinh con mất nhiều máu, thân nhiệt thì bị hạ thấp. Vì thế, khi mùa đông đến, thời tiết chỉ ở mức 10-18 độ C sẽ tác động không nhỏ đến cơ thể của các sản phụ.
Theo quan niệm dân gian thì sản phụ sau khi sinh được ví như lột xác lần hai, kèm theo sự thay đổi về giấc ngủ, ăn uống rồi đến phải dành thời gian chăm con, cho con bú... Chính vì thế, mà sản phụ trong giai đoạn này rất dễ bị mẫn cảm và nhất là thường gặp các vấn đề liên quan đến dị ứng do thay đổi thời tiết.
Theo TS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng Khoa virus Kí sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW: “Trời lạnh là lúc các virus, vi khuẩn dễ tấn công vào cơ thể của các sản phụ sau sinh một cách dễ dàng. Lúc này, cơ thể họ chưa hồi phục, vì thế dễ bị nhiễm lạnh, cụ thể là cảm lạnh, cảm cúm. Với người thường thì có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng ở các sản phụ sau sinh thì nguy hiểm hơn rất nhiều.
Có thể nhận thấy các biểu hiện triệu chứng như: đau đầu và các khớp xương, ngứa họng, chảy nước mũi, sốt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ... Sau sinh nhiều bà mẹ cũng ngại sử dụng kháng sinh vì sợ ảnh hưởng đến sữa, nên bệnh lại càng trầm trọng hơn”.
BS Lâm cũng chỉ ra những biến chứng không ngờ của việc nhiễm lạnh đối với bà đẻ, như: trằn trọc, khó ngủ ban đêm, ngủ không thẳng giấc, đi tiểu lắp nhắp ban đêm, hay bị chuột rút, đầy bụng, khó tiêu. Nhất là đau và nhức mỏi trong người: đặc biệt là hai cánh tay, cổ, bả vai, sống lưng, đầu gối, hai chân và hai bắp chân. Sau 1 thời gian không chữa trị sẽ khiến da mặt xanh xao, tái mét hay thâm, và người lúc nào cũng cảm thấy bần thần, mệt mỏi như mất hết sức lực...
Đồng thời, nhiễm lạnh ở mẹ dẫn đến tình trạng bị tắc sữa, ít sữa hoặc tiêu hẳn sữa gây căng tức hai bên đầu vú.
Giữ ấm đúng cách nhưng tuyệt đối không cổ hủ
Chính vì những tác hại trên mà ngay sau khi sinh, các bà mẹ cần có ý thức giữ ấm cho cơ thể.
BS Chuyên khoa sản Lưu Quốc Khải cho biết: “Sản phụ cần được ở nơi tránh gió, thời tiết mùa đông, nếu có điều kiện thì dùng điều hòa ấm ở nhiệt độ 28 độ C sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Nên đi lại, vận động nhẹ nhàng trong nhà, nhưng không nên ra ngoài trời, nhất là khi nhiệt độ giảm sâu vào sáng và tối. Nên mặc đồ dài tay, đội mũ, nhưng cố gắng chọn chất liệu thoáng, nhẹ để tạo cảm giác dễ chịu”.
Theo BS Khải, một số quan niệm dân gian như đốt than để sưởi ấm là cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây ngộ độc cho cả mẹ và bé. Hoặc nằm gác chéo hai chân lên nhau để đỡ lạnh cũng không tốt vì tư thế này ngăn sản dịch thoát ra ngoài.
“Cũng không nên vì trời quá lạnh mà kiêng cữ gội đầu và tắm. Chỉ cần vệ sinh cơ thể trong phòng kín, nước ấm, và tắm nhanh vừa giúp cơ thể sản phụ sạch sẽ, vừa đỡ khiến vi khuẩn trên người sinh sôi. Theo y học cổ truyền, trong tuần đầu sau sinh, bà mẹ có thể xông bằng lá bạc hà, kinh giới, tía tô, tràm, vỏ bưởi, lá bưởi, lá cam giúp bài tiết chất thải qua mồ hôi đồng thời làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, sau khi xông xong cần lau khô cơ thể, giữ ấm, tránh gió lùa vào cơ thể, và uống nhiều nước.
Vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các loại băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi ấm”, BS Khải cho biết.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống rất quan trọng. Sản phụ nên tránh thức ăn quá chua, quá mặn hay có tính hàn (lạnh) như ốc, cải chua... có thể gây tiêu chảy.
Một số món ăn bồi bổ cho phụ nữ sau sinh giúp giữ ấm cơ thể mà lại nhiều sữa cho con bú như sau: chân giò hầm đu đủ, thịt dê, thịt bò, đường đỏ, trứng gà, sữa bò, rong biển, vừng đen...
BS Lưu Quốc Khải cũng khuyên: “Nếu có các triệu chứng của việc nhiễm lạnh sau sinh, sản phụ cần theo dõi và hỏi ý kiến tư vấn của bác sỹ để trị bệnh cũng như tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé”. (*)
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)
Thời gian lấy mẫu: 06:00 - 20:30
(*) Theo nguồn: Emdep
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Những lưu ý vàng khi mặc đồ cho trẻ sơ sinh vừa chào đời
5 món đồ “ấm - gọn - đẹp” cho mẹ bầu vào thời tiết giao mùa
Viêm xoang dị ứng thời tiết và những điều cần biết
Bà đẻ có được ăn bánh mì hay không?
Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!