1. Hách Hi Sơn: Chuyên gia ung bướu nổi tiếng, viện sĩ viện nghiên cứu Trung Quốc - Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng tránh ung thư
Chỉ có một chế độ ăn uống hợp lý mới có thể phòng tránh ung thư hiệu quả, chính là ăn nhiều rau và trái cây, nhưng không bao gồm kimchi, dưa chua, thức ăn mốc không ăn, thực phẩm chế biến ăn càng ít càng tốt, thức ăn bị cháy không ăn, ăn nhiều thực phẩm từ thực vật. Mỗi ngày ăn khoảng 400g các loại rau quả.
Chống ung thư nhất định phải tránh ăn quá nhiều chất béo cao, muối cao, thức ăn đường cao. Khoai tây chiên là đại diện của các loại thực phẩm đó. Tiêu thụ thực phẩm chiên dài hạn có thể gây ra các khối u đường tiêu hóa như ung thư ruột và ung thư tuyến tụy.
2. Tôn Yến: Trưởng khoa Ung bướu của Bệnh viện Ung bướu, Viện khoa học Y khoa Trung Quốc, viện sĩ Viện nghiên cứu Trung Quốc - Làm chủ cân nặng
Những người gầy thì cơ hội mắc ung thư ít hơn. Đây là một trong số mười đề xuất phòng chống ung thư hàng đầu được thực hiện bởi 21 nhà khoa học trên khắp thế giới, dựa trên 5 năm nghiên cứu về bệnh nhân ung thư và người khỏe mạnh.
Theo quan điểm của Viện sĩ Tôn Yến, cơ thể gầy sẽ tốt hơn so với người béo. Bởi vì béo phì có thể tiềm ẩn nhiều bệnh ung thư. Đặc biệt là những người thường tiêu thụ nhiều mỡ động vật, thịt đỏ và những người thích ăn thức ăn chiên nên kiểm soát tốt khẩu vị để giảm nguy cơ ung thư. Ung thư ruột và ung thư tuyến tụy, ung thư thận, ung thư vú,… đều liên quan đến béo phì. Do vậy, từ 21 tuổi nên giữ cân nặng trong phạm vi bình thường theo chỉ số BMI từ 18-22.
Không ăn thức ăn dư thừa
Nhiều gia đình có thói quen ăn thức ăn thừa, tuy nhiên, nhiều người không biết rằng thói quen xấu này có thể gây ung thư dạ dày.
Rau nấu để qua đêm và thực phẩm thối mốc có hàm lượng nitrat cao, khi sử dụng trong một thời gian dài, nitrite sẽ tích lũy trong cơ thể và tích tụ ở một mức độ nhất định, sẽ gây ung thư đường tiêu hóa.
Viện sĩ Tôn Yên đề nghị: Thỉnh thoảng, nếu thấy dạ dày bạn bị đau thì tốt nhất là nên đến bệnh viện để khám. Nếu bạn phát hiện viêm dạ dày teo mãn tính, cộng với nhiễm Helicobacter pylori, nó về cơ bản là tổn thương tiền ung thư, và phải được điều trị ngay lập tức.
3. Hà Dụ Dân: Chuyên gia ung bướu nổi tiếng, giáo sư tại Trường Đại học y học cổ truyền Thượng Hải - Đừng là 'người phụ nữ tốt'
Ông Hà Dụ Dân nói: 'Trong thực tế lâm sàng 20, 30 năm, tôi nhận thấy một hiện tượng rằng 70% bệnh nhân ung thư nữ ở thành phố là phụ nữ tốt'.
Từ kinh nghiệm lâm sàng, có ba loại 'phụ nữ tốt' đặc biệt dễ bị ung thư:
+ Theo đuổi sự hoàn hảo - ung thư đường tiêu hóa:Theo đuổi sự hoàn mỹ ở khắp mọi nơi, nên rất chăm chỉ, thường để tâm chuyện vụn vặt.
+ Người hiền lành - ung thư vú, ung thư dạ dày:Luôn quan tâm quá nhiều đến ánh mắt của người khác, luôn luôn đóng vai trò của 'người tốt bụng', dồn nén cảm xúc của mình quá mức.
+ Phụ nữ mạnh mẽ - một loạt các bệnh ung thư:Trong công việc, luôn thích cạnh tranh đặt sự nghiệp là trên hết, và thường làm thêm giờ.
4. Trương Khải: Phó giám đốc Trung tâm kiểm tra sức khỏe phòng ngừa ung thư, Bệnh viện ung bướu Viện khoa học Y học Trung Quốc - Đừng né tránh kiểm tra y tế
Mặc dù kiểm tra y tế không thể đảm bảo rằng mọi người sẽ không bị ung thư trong cuộc sống, tuy nhiên cũng có thể ngăn chặn ung thư giai đoạn cuối. Kiểm tra sức khỏe giúp phòng ngừa ung thư, chuẩn đoán sớm và điều trị sớm, ung thư giai đoạn đầu có thể được chữa khỏi.
5. Ba Đức Niên - Chuyên gia học về miễn dịch ung bướu nổi tiếng, Viện sĩ viện nghiên cứu Trung Quốc - Luôn luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan
Mặc dù tôi là chuyên gia về miễn dịch, nhưng tôi cho rằng sức khỏe của người dân không được duy trì bằng cách uống thuốc. Chỉ có một công thức chống ung thư là bảo đảm một tâm trạng hạnh phúc.
Tâm trạng dễ chịu là quan trọng nhất đối với sức khỏe và khả năng miễn dịch, tức giận, hờn dỗi có thể làm cho adrenaline tăng lên trong cơ thể, từ đó làm giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Nếu mọi người đang bồn chồn, giận dữ, hồi hộp, chán nản… mức hormone áp lực sẽ tăng cao trong một thời gian dài, khiến hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị đàn áp và hủy diệt, để ung thư có cơ hội phát triển.
6. Tằng Ích Tân – Tham gia nghiên cứu các khối u ác tính, Viện sĩ viện Khoa học Trung Quốc - Kiên quyết không hút thuốc
Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể.
Hút thuốc lá sẽ dẫn đến các bệnh ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy… Do vây, viện sĩ Tằng Ích Tân đề nghị phải bỏ ngay thuốc lá.
7. Lý Bội Văn – Chuyên gia cao cấp Nội khoa Ung bướu kết hợp Đông Y Trung Quốc, Bệnh viện Bằng hữu Trung Nhật - Đừng ăn thức ăn nghiền kĩ
Sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng và ung thư vú có liên quan đến việc ăn thực phẩm nghiền kĩ. Lương thực nghiền quá kỹ thì sẽ không có chất xơ, bởi chất xơ giúp nhu động đường ruột, giảm nồng độ độc tố, thúc đẩy nhanh quá trình bài tiết tại đường ruột, từ đó ngăn ngừa ung thư.
8. Trương Ái Cầm – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Triết Giang - Đừng ăn đồ uống lạnh
Đồ uống lạnh, cũng như trái cây và rau quả vừa mới được đưa ra khỏi tủ lạnh, vì nhiệt độ thấp, đi vào cơ thể không chỉ làm tổn thương lá lách và dạ dày, mà còn ảnh hưởng đến khí và tuần hoàn máu, dẫn đến ứ máu. Trong thời gian dài có khả năng gây ra các khối u.
Chuyên gia Trương Ái Cầm khuyến nghị, Cố gắng ăn uống ít đồ lạnh vào mùa hè, lấy trái cây ra khỏi tủ lạnh và không ăn ngay. Đi bộ 35 phút mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sự trao đổi chất, và đẩy đi cái lạnh trong cơ thể.
(Nguồn: Sohu)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!