Bệnh nhân 237 có tiền sử dịch tễ phức tạp.
Ngay sau khi Bộ Y tế công bố bệnh nhân 237 dương tính, TP Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm dịch bệnh (CDC) khẩn trương xác định số người có liên quan. Sau 5 tiếng đồng hồ đã xác định được lịch trình, 101 F1 và gần 200 F2.
Toàn bộ số F1 đã được chuyển đến BV để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, F2 đã được cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.
Bệnh nhân 237 là người đàn ông có quốc tịch Thụy Điển, người bệnh 64 tuổi và có lịch trình đi lại rất nhiều. Ngày 26/3: Bị tai nạn, được chuyển đến BV Việt Pháp bằng xe cứu thương 115. Ngày 30/3: Tái khám tại BV Việt Pháp. Ngày 1/4: bệnh nhân bị chảy máu mũi nên đã vào khoa cấp cứu của BV Đức Giang, sau đó được chuyển đến Viện Huyết học truyền máu Trung ương.
Ngày 3/4: Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ xét nghiệm dương tính với Sars-CVo-2.
Tại Viện Huyết học và truyền máu trung ương, bệnh nhân nhập viện khoảng 9h30 ngày 1/4, được chuyển từ BV Đức Giang tới.
Ở khu tiếp đón người bệnh, bệnh nhân được kiểm tra thân nhiệt, có dấu hiệu sốt, khai báo y tế bệnh nhân cũng không có yếu tố dịch tễ đi về từ vùng dịch nên bệnh nhân được chuyển vào khoa Khám bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân còn được mời chuyên gia từ BV E sang.
Bệnh nhân là người nước ngoài, không phối hợp trong việc điều tra tiền sử dịch tễ, không đeo khẩu trang tại phòng bệnh nên Viện Huyết học đã chủ động đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đến lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19, kết quả dương tính ngày 3/4.
Trước tình hình này, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết rõ ràng bệnh nhân 237 đã không trung thực khai báo y tế và không hợp tác với y tế. Điều này có thể xảy ra ở nhiều bệnh nhân khác
Việc bệnh nhân F0 nhưng không có biểu hiện bệnh vào các bệnh viện khám là điều có thể xảy ra bất cứ ở bệnh viện nào.
Vì vậy, ngay lúc này, các nhân viên y tế cần nâng cao phòng bệnh. Khi tiếp xúc với bất cứ bệnh nhân nào cũng cần đeo mũ bảo hộ có tấm kính che giọt bắn, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên.
Cách đây 2 tuần, khi dịch Covid-19 ở nước ta bước sang đoạn khác, các bệnh nhân trong cộng đồng có thể có bất cứ lúc nào, bác sĩ Khanh đã yêu cầu nhân viên của khoa ông thực hiện đeo tấm kính chắn giọt bắn. Chỉ có cách này mới có thể phòng bệnh tốt.
Nếu nhân viên y tế tất cả các bệnh viện đều thực hiện nghiêm quy tắc phòng dịch đó là khẩu trang, tấm kính chắn giọt bắn, đứng cách xa 2 mét thì nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều.
Đối với cộng đồng,bác sĩ Khanh cho biết mọi người không nên quá lo lắng về lịch trình mỗi khi xuất hiện một bệnh nhân trong cộng đồng. Quy tắc cách ly xã hội chưa lúc nào hết nóng như hiện nay. Nếu người dân thực hiện đúng cách ly tối đa, cách nhau 2 mét, hạn chế tiếp xúc với người lạ. Tiếp tục giữ phòng bệnh cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên. Những người mà công việc cần tiếp xúc với nhiều người như nhân viên ngân hàng, nhân viên tư vấn cũng cần trang bị kính chắn giọt bắn như nhân viên y tế để hạn chế lây lan trong cộng đồng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!