Mỗi năm tại Việt Nam có đến 150.000 ca sinh non và các bác sĩ ngày càng lo ngại tình trạng trẻ sinh non thường có các di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi chào đời.
Nguyên nhân dẫn đến sinh non
Có nhiều nhân tố gây sinh non, trong số đó có những hành động do mẹ bầu không chú ý dẫn đến việc gia tăng nguy cơ sinh non cho bé như:
- Mẹ hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động (ngửi khói thuốc do người khác thải ra quá nhiều)
- Cân nặng của mẹ bầu quá cao hoặc quá thấp trước khi mang thai
- Không được tham vấn, chăm sóc tiền sản tốt
- Độ tuổi mang thai quá lớn (trên 40 tuổi) hoặc quá nhỏ (dưới 15 tuổi)
- Mẹ bầu uống rượu hoặc dùng chất kích thích
- Thai nhi bị dị tật hoặc khiếm khuyết bẩm sinh, thụ tinh trong ống nghiệm
- Sinh đôi hoặc đa thai
- Có tiền sử hoặc gia phả có tiền sử sinh non
- Có vấn đề về sức khỏe, mắc các bệnh như tiểu đường, rối loạn đông máu, tăng huyết áp thai kì hoặc bệnh truyền nhiễm
- Mang thai quá sớm khi vừa sinh con
- Thiếu vitamin B9
- Dị tật ở tử cung
- Quá trình vôi hóa và tích tụ canxi ở bào thai
- Mẹ bầu bị stress trầm trọng
Mẹ hút thuốc thụ động cũng là một trong những nguyên nhân gây sinh non.
Những ảnh hưởng sức khỏe thai nhi khi sinh non
Theo các nghiên cứu và thống kê cho thấy trẻ sinh non có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe cao hơn những trẻ sinh đủ tháng. Các bé lớn chậm hơn do sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó do cơ thể chưa được phát triển đầy đủ trong bụng mẹ, các bé còn có thể mắc chứng tự kỷ, kiếm khuyết về nhận thức hoặc mắc các loại bệnh như bại não, phổi hay khiếm thính, khiếm thị. Đặc biệt, trẻ sinh non còn có nguy cơ đột tử cao.
Về cơ bản, có thể chia các nhóm trẻ sinh non như sau:
- Trẻ sinh cực non: mẹ chuyển dạ trước tuần thai thứ 26
- Trẻ sinh non: mẹ chuyển dạ ở tuần thai thứ 32 – 35
- Trẻ sinh non muộn: mẹ chuyển dạ khoảng tuần thai thứ 35 – 37
Trẻ sinh non càng sớm (trước 35 tuần thai) càng có nhiều nguy cơ đột tử hoặc chịu di chứng. Trẻ sinh non muộn từ 36-37 tuần thai thường được nuôi trong lồng ấp một thời gian ngắn, tuy nhiên những trẻ sinh sớm hơn cần phải được chăm sóc đặc biệt với chế độ theo dõi gắt gao trong lồng kính. Điều này nhằm kiểm tra sự phát triển hoàn thiện của các cơ quan chức năng còn khiếm khuyết trên cơ thể.
Bên cạnh đó còn có những rủi ro khác khi trẻ bị sinh non như:
- Trẻ có nguy cơ bị ngạt sơ sinh, bị rối loạn thân nhiệt hoặc bị suy hô hấp do cơ thể thiếu Surfactant – chất này chỉ hình thành ở trẻ sơ sinh đủ tháng và có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp.
- Trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn đến việc bị Shock do sức đề kháng yếu và tử vong
- Trẻ còn có thể mắc bệnh vàng da do gan chưa phát triển hoàn thiện để thực hiện chức năng chuyển hóa
- Sinh non khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng nôn trớ, ói, tiêu chảy hoặc trướng bụng. Nghiêm trọng nhất còn có thể bị hoại tử ruột.
- Ngoài ra còn có các bệnh khác thường xuất hiện ở trẻ sinh non như rối loạn huyết học, các bệnh lý thần kinh ảnh hưởng tới thể chất lẫn tinh thần của trẻ, bệnh võng mạc gây khiếm thị, nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trung máu hoặc chậm tăng trưởng thể chất...
Cho trẻ sinh non ăn dặm lúc nào thì tốt?
Trẻ sinh non phát triển ra sao thì gọi là bình thường?
Các loại sữa dành cho trẻ sinh non nhẹ cân
Những lưu ý cần phải biết khi trẻ sinh non bú mẹ
Giải đáp thắc mặc trẻ sinh non mấy tháng thì nuôi được?
Khả năng sống sót cho trẻ sinh non
Mặc dù chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhưng với y tế hiện đại ngày nay các trường hợp sinh non đều được đảm bảo chăm sóc và điều trị kĩ lưỡng. Nhiều trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi vẫn có nhiều cơ hội sống sót và phát triển bình thường.
Tại các bệnh viện phụ sản đều có một đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non, các nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng trẻ chỉ tăng cao khi bé sinh non dưới 2 kg hoặc nặng cân hơn nhưng được xác định có khả năng mắc các dị tật khác.
Trẻ sinh non có thể trở về nhà khi có thể bú đầy đủ bằng sữa bình hoặc sữa mẹ, lên cân và thân nhiệt ổn định, hoặc tăng cân và vượt quá 34 tuần tuổi.
Những trẻ sinh non thường được cho về hà sau khoảng 3-4 tuần dưỡng nhi, lúc này bé có thể xem như trẻ sinh thường đủ tháng. Tuy nhiên, phụ huynh nên theo dõi kĩ càng tình trạng sức khỏe của bé cho đến năm 2 tuổi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!